Chút Tình với Quê Hương
(Nguyễn Quý Đại)

Hàng ngày, báo chí tivi, phần tin tức tường thuật về những thiên tai thường xảy ra khắp nơi trên thế giới như: động đất, sóng thần, bão lụt ..v.v. .và kêu gọi lòng từ tâm của mọi người cùng góp tay giúp đỡ nạn nhân thiên tai, không phân biệt màu da sắc tộc.

Đối với Cộng đồng người Việt tị nạn, trong mấy tháng qua đã nỗ lực quyên góp tiền bạc gởi về giúp các tỉnh miền Trung để xoa diụ một phần những nỗi đau thiệt hại vật chất do cơn bão Trân Châu gây ra. Đời sống sinh hoạt chưa được phục hồi, tiếp theo cơn bão Xangsane với sức tàn phá mạnh hơn làm thiệt hại về vật chất cũng như nhân mạng. Nhiều gia đính tiếp tục rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, làm rung động lòng người viễn xứ, lại tiếp tục cùng nhau đóng góp tiếp tục, với tinh thần “lá lành đùm lá rách” hay “miếng khi đói bằng gói khi no“.

Bảo Trân Châu không được đài khí tượng Việt Nam thông báo sớm cho ngư dân biết, nên họ đã ra khơi đánh cá lúc nghe tin bão không kịp vào bờ nên phần lớn ghe tàu bị nhận chìm xuống đại dương, nhiều người bị chết mất tích như bài tường trình của Tê Đê Tê Trương Đức Thuỷ:

“Đà Nẵng, cơn bão đi qua để lại bao cảnh thương tâm, ly tán, con mất cha, vợ mất chồng, cha mẹ mất con, có gia đình gồm năm em bé, hôm trước cha đi biển không về, hôm sau mẹ đang bịnh nghe tin chồng bỏ xác ngoài biển cũng tắt thở luôn, có gia đinh mất cha, mẹ điên loạn, hằng ngày lang thang trên bãi biển than khóc, con cái không ai nuôi nấng. Người mẹ già khóc hết nước mắt vì đứa con trai duy nhất mất tích trên biển, rồi đây những ngày còn lại biết nương tựa vào ai!!! Theo một nhà báo mô tả thảm cảnh tại làng chài Thanh Khê: Sau khi cơn bão đi qua, trên bãi biển Thanh Khê, những chòi, lán mọc lên, khói hương nghi ngút, những bà mẹ già, những người vợ trẻ, những đứa con thơ vật vã khóc than, dõi mắt ra khơi mong tìm thấy bóng dáng thân yêu trở về như mong chờ một phép lạ”

Hội Trưởng Nguyễn Đức Chương, trưởng ban tổ chức “Chiều thơ nhạc liên trường Quảng Đà “, được sự hỗ trợ của cựu Học Sinh Liên Trường QNĐN, các thầy cô trường PCT và thân hữu đã bỏ thì giờ về tham dự vận động gây quỹ cứu trợ, số tiền thâu được các đợt là $13,850 (mười ba ngàn tám trăm năm mươi dollar).

Anh Chương và nhạc sĩ Nhật Ngân về Đà Nẵng, cùng với các bạn cựu HS Phan Châu Trinh : Phạm Đắc Hùng, Mai Quang Thiện, Lê Bích Ngọc, Huỳnh Tấn Phúc, Phan Xuân Hiệp, Nguyễn Hữu Hồng, Võ Minh Trí, lặn lội đến tận nơi trao cho từng gia đình, thể hiện lòng nhân ái của người Việt hải ngoại trang

trải với các em học sinh nghèo có sách vở, bút tập, hoặc những phần học bổng giúp các em ngồi lại trường thêm một vài năm, giúp các em tránh khỏi cảnh lây lất bán vé số trên hè phố..

Làng Liên Chiểu, cho 24 gia đình: $2,280,
Làng Thanh Khê, cấp học bổng cho 69 em: $4,485
Quận Thăng Bình, cho 109 gia đình: $7,085.
Số tiền tổng cộng: $13,850.

Sau đó, một số Mạnh Thường Quân ủng hộ tiếp, số tiền còn lại được ban tổ chức cũng như các anh chị trong Hội Cựu Học Sinh Liên Trường đồng ý gởi khẩn cấp $1000 về, nhờ anh Phạm Đắc Hùng giúp cho 10 thầy cô và các bạn, trong cơn bão Xangsane. Trung tuần tháng 11 anh Lê Minh Tùng về Đà Nẵng mang theo $7000 cùng với Ban Cứu Trợ phân phát từng gia đình nhận bằng tiền VN là 1.400.000 (một triệu tư). Theo thông báo từ quê nhà, anh Phạm Đắc Hùng nhận $5000 đổi ra thành 80.400.000 VNĐ (hối xuất $ 100=1.608.000VNĐ) cứu trợ ở Đà Nẵng và vùng phụ cận, gồm 57 gia đình x 1.400.000VNĐ tổng cộng chi tất cả 79.800.000 VNĐ, còn lại 600.000 VND ( $37.00) Anh Tùng nhận $2000 để cứu trợ ở Quảng Nam. Nguyễn Đức Chương cho biết, tiền cứu trợ cho cơn bão thứ nhì nầy là $8000. Trích thêm tiền quỹ $300 chi cho tiền thuê xe, đi lại nhiều lần tìm những gia đình thật sự bị thiệt hại. Tổng số tiền là $ 8300.00


Thư tường thuật của anh Phạm Đắc Hùng viết từ Đà Nẵng ngày 19.11: “Sau khi anh Lê Minh Tùng mang tiền về Đà Nẵng, anh em chúng tôi phải họp suy xét từng trường hợp cứu trợ cho công bằng, hợp lý hợp tình không thiên vị. Cuối cùng chọn được 57 trường hợp bị thiệt hại nặng, trong hai cơn bão và hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Thuê xe, đoàn công tác đi cứu trợ đến các gia đình thầy cô, cựu nhân viên trường PCT và những gia đình cựu HS liên trường Quảng Đà. Tham gia đợt cứu trợ lần nầy thiếu các anh Phúc, Ngọc (bận đi công tác) nhưng được sự tiếp tay của các anh chị khác. Trong ba ngày 19/20/21 đi tìm từng gia đình ở những khu ngoại ô cách trở, anh em chúng tôi cố gắng đến với từng gia đình thăm hỏi trao tiền, đã nhìn thấy những bàn tay gân guốc run run cầm bì thư tiền cứu trợ với những giọt nước mắt chảy trên hai bên gò má nhăn nheo, thì thầm lời cảm ơn đến người Việt lưu vong, đã dành tình thương về với họ.

Số tiền một triệu tư đồng VN, chia sẻ với họ những ngày khó khăn tận cùng! chúng ta không cầm được nước mắt khi đối diện với đời sống kém may mắn của nạn nhân thiên tai, anh em trong đoàn có ngươì tự vét hết tiền túi tặng thêm, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ là một anh cựu HS PCT (anh TVT) có thể bị ảnh hưởng tâm thần, khi anh em đưa giấy nhờ anh ký vào biên nhận tiền như mọi người, anh gây sự thật là phiền ..” đưa tiền trước mới ký tên.. “v.v..

Nhưng cũng có cái vui, lúc đến nhà thầy dạy nhạc Hoàng Bích Sơn, tuổi thầy đã cao nhưng còn minh mẫn. Gặp lại học trò, thầy vui mừng kể lại kỷ niệm thời son trẻ với Lê Trọng Nguyễn, Tế Hanh… nói về nhạc lý thao thao bất tuyệt, nếu có nhạc sĩ Phù Chí Phát thì cùng với thầy hợp bản hoà âm…Chúng tôi xin phép trao thầy bì thơ tiền đặc biệt hơn. (Thầy HB Sơn thư cho Phù Chí Phát, nhờ nhận $200 đã sửa lại nhà bị hư, có nơi sống cho đến cuối đời… và cảm ơn đồng hương hải ngoại đã giúp đỡ)

Thăm bác Nguyễn Văn Cống trước kia là nhân viên của trường PCT đã 85 tuổi. Được anh PĐ Hùng thông báo trước, bác dậy sớm gọi con cháu tề tựu đón phái đoàn cứu trợ. Nhìn thấy hoàn cảnh gia cảnh Bác, anh Lê Minh Tùng bỏ thêm tiền túi, giúp cho con trai bác đang bệnh nặng..

Anh Nguyễn Đức Chương đã tâm sự: “Về VN đi cứu trợ bằng 3 lần đi hành hương Ấn Độ”, dù chúng tôi chưa đến xứ Phật, nhưng chắc đường hành hương ngày nay tiến bộ hơn hồi Thầy Huyền Trang đi thỉnh kinh phải nhờ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... Dù trên đất nước của mình, nhưng còn nhiều khoảng cách nghèo khó, nếu nhìn chung Đà Nẵng phát triển nhưng bên cạnh đó còn lắm cảnh thương đau, nhờ cộng đồng người Việt hải ngoại đã chia sẻ với bà con xoa diu bớt một phần nào nỗi đau cuộc sống, sau hai cơn bão tàn phá tan hoang.

Đoàn cứu trợ đã đi qua những con đường làng bé nhỏ, những khu phố lao động với con hẻm tối tăm khá vất vả, những ngày mệt mỏi nhưng đã làm tròn nhiệm vụ cứu trợ, được chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cựu nữ sinh Hồng Đức cùng đi với đoàn mời anh em về đãi bửa ăn tối gia đình rất ngon và thân mật. Thay mặt anh em trong đoàn cứu trợ, thành thật cảm ơn quý thầy cô, các anh chị cựu HS liên trường QNĐN và những ân nhân hải ngoại, đã tin tưởng giao trách nhiệm để chúng tôi phân chia đồng tiền tình nghiã đến tận tay người nhận… ”

Thư anh Phạm Đắc Hùng viết dài đầy đủ chi tiết, kèm theo biên nhận danh sách và thư cảm ơn của chị Trương thị Thu An. Anh Hùng đồng ý để tôi rút gọn thư lại cho hợp với chủ đề bài báo, và cảm ơn phó nhòm Võ Minh Trí gởi nhiều hình ảnh cứu trợ, tôi xin chọn một số hình tiêu bìểu cho bài viết.

Tuần trước, nhạc sĩ Phù chí Phát cho biết Hội Quảng Đà Washington quyên được $12,000, nhà văn Trần Trung Đạo ở Boston quyên góp được $6000. Số tiền trên, các Hội đoàn giao cho Chùa, nhà Thờ phân phát tận tay nạn nhân, hội Cựu HS Phan Thanh Giản đã quyên góp được $ 1,700.00 để gởi về biếu Thầy Cô HS bị thiệt hại trong cơn bão Xangsane, không qua trung gian chính quyền. Hội Quảng Đà Dallars Ft Worth do bác sĩ Nguyễn Văn Hào tổ chức buổi Văn-hoá Văn-nghệ chủ đề “Thương Về Miền Trung” gây quỹ cứu trợ lũ lụt cho quê nhà, mong đêm văn nghệ thành công có thêm tiền giúp đỡ bà con đang đợi chờ.

Sau lễ Tạ ơn Thanksgiving, tôi gọi phone thăm Chương, hỏi việc cứu trợ. Anh cho biết thêm chiều ngày 26/11 ở nhà hàng Seafood Kingdom, do một số cựu HS liên trường QNDN như: Nguyễn V Mỹ, Phan Thanh Thắng, Nguyễn Hoàng Diệu, Huỳnh Phước, Trần Đình Định, Nguyễn Lưu Phương, Nguyễn V Hùng, Đoàn N Đa, Bùi như Sơn, Bùi như Hải, Võ V Thiệu, Trần Đình Tân, Trương C Lập, Nguyễn Đức Chương cùng nhau đứng ra để tổ chức tiệc mừng Lễ Tạ Ơn để tạ ơn Người ơn Đời. Lúc đầu người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ bằng hai bàn tay trắng, thành công hội nhập vào quê hương thứ hai, giống như con tàu Mayflower ngày 06.9.1620 mang đoàn

người Anh đến đất Mỹ, gọi chung tín đồ hành hương Pilgrims, được người da Đỏ chỉ giúp cách trồng trọt săn bắn, lập nghiệp thành công nơi miền đất hứa, còn người Việt là “thuyền nhân/ boat people”…Người Việt chúng ta không bao giờ quên ân tình dân tộc Mỹ đã giúp đỡ có cơ hội làm lại cuộc đời, và tinh yêu của mình với quê hương

Bữa tiệc lễ Tạ Ơn, tiền lời quyên góp sẽ được Ban Tổ Chức gởi về giúp Thương phế binh VNCH, bị bỏ quên boi chính quyền CSVN. Số quan khách tham dự hơn 450 nguời, sau khi xem chiếu hình Slide show (do anh Trương C Lập phụ trách) về đời sống cơ cực của thương phế binh đã bỏ một phần thân thể trên chiến trường, làm cho quan khách, nhà hàng cảm động, tiền ủng hộ và dư ra từ nhà hàng không ngờ lên đến gần $12,500. Với số tiền nầy có thể giúp cho 250 Thương Phế Binh (mỗi người được $50)

Chúng ta cùng cảnh ngộ, trải qua cuộc chiến kéo dài hơn hai mươi năm, mọi người mong ước hòa bình để cùng nhau xây dựng quê hương yên vui. Ngày 30.4.1975 ngưng chiến đấu, nhưng quan chức VNCH bị trả thù, bắt tập trung vào các trại cải tạo khắc nghiệt bị đối xử như những người nô lệ. CSVN ra lệnh đổi tiền, tịch thu tài sản đuổi người đi kinh tế mới, con cái đi học bị kỳ thị lý lịch… Từ đó, hàng triệu người Việt phải bỏ quê hương xứ sở đi tìm tự do.

Hoàn cảnh những Thương binh xấu số bị tàn phế ở lại với chế độ mới, họ không hưởng quyền lợi nào. Muốn vào bệnh viện phải có tiền, muốn cái xe lăn, một cặp nạng mới như một ước mơ !! Chiến tranh chấm dứt thật sự nhưng người dân Việt phải trải qua những giai đoạn “bao cấp“ cực kỳ khốn khổ, trại cải tạo mở rộng, cánh cửa tự do bị kép kín, tình người lãng quên !! hận thù khắp nơi.

Hy vọng số tiền quyên được của Người Việt Tị Nạn trên thế giới có thể giúp đỡ thương Phế Binh VNCH bớt thiếu thốn. Nhưng cũng có những vấn đề khó khăn vì các hội đoàn thường làm việc đúng theo nguyên tắc. Thương phế binh phải có giấy tờ chứng minh, nhiều người đã mất hết giấy tờ, làm khó khăn cho việc giúp đỡ. Những cựu Hs liên trường Quảng-Đà, phần lớn là công chức, quân nhân của chế độ VNCH, biết rõ những người bạn học cũ, đồng ngũ từng là chiến đấu chống cộng, không may mắn bị trở thành thương phế binh…



Hội ái hữu Quảng-Đà từ nhiều năm đã có truyền thống sinh hoạt với bản sắc truyền thống văn hoá của người dân xứ Quảng, như kỷ niệm 80 năm huý nhật cụ Phan Châu Trinh, cùng gắn bó đoàn kết thân tình trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Chúng tôi là những người lưu vong như con chim lạc đàn sống xa cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, nhưng luôn ngưỡng mộ cộng đồng người Việt ở Hoà Kỳ, nói riêng người dân xứ Quảng đã thành công trên mọi phương diện. Luôn đấu tranh cho tự do, dân chủ mong đem lại công lý, tình yêu và hòa bình.

Xin ngưỡng mộ tấm lòng vàng của toàn thể đồng hương Quảng Đà, các văn nghệ sĩ nhạc sĩ .. .những con dâu, con rể của xứ Quảng đã đóng góp từ tinh thần đến vật chất, gởi về giúp đồng bào bên quê nhà trong hoàn cảnh khó khăn bệnh tật, giúp các em mồ côi có tiền cắp sách đến trường, để xoa dịu được phần nào khốn khổ. Nhưng “cách cho quan trọng hơn của cho”, nên phần lớn các Hội đoàn quyên được tiền thường giao cho Chùa và nhà Thờ phân phát để có sự độc lập, với đức tin Đấng bề trên hy vọng không thiên vị bà con, bạn bè. Có nhiều gia đình thật sự nghèo chỉ nhận được thùng mì và 5 kilô gạo của chính quyền. Trong khi đó có nhiều người không đến nỗi nào nghèo, nhờ quen biết nên nhận đến 2 hay 3 lần quà từ nước ngoài gởi về. Có trường hợp, dùng tiền quyên góp thay vì cấp học bổng cho HS nghèo, lại dùng tiền để phát phần thưởng cuối năm cho toàn trường linh đình .... việc đó nhà trường chính quyền họ có bổn phận, họ phải lo chứ. Góp tiền cứu trợ không đúng nhà, đúng hoàn cảnh thì ai muốn !! Đồng tiền kiếm được từ hải ngoại cũng phải đổi lấy từ mô hôi, ngoài những doanh nhân giàu có, còn nhiều người lãnh tiền xã hội, tiền hưu trí đủ sống, nhưng phải thắt lưng bụộc bụng gởi về giúp thân nhân. Họ ngồi gói từng cái bánh, nấu từng nồi bún, nồi cháo lòng, cả tiền vốn tiền lời góp vào những đêm văn nghệ, bữa cơm xã hội với mục đích gây quỹ cứu trợ.

Một năm sắp trôi qua, cuộc sống ở đâu cũng có nhiều khó khăn, cầu mong thế giới hòa bình, thời tiết ôn hòa. Để con người có đời sống an bình, cùng hướng đến tương lai tươi đẹp và hy vọng.