Tác giả: Canggo
QUÁN LƯNG ÐÈO
(Truyện
võ hiệp, giang hồ, tân cổ giao duyên)
Thân tặng chủ quán Ðỗ tiến Như và các cựu HS PTGDN nhân dịp kỷ niệm 3 năm thành lập quán phanthanhgiandanang@yahoogroups.com
Lời phi lộ:
Chư
vị nhã giám,
Tại
hạ viết truyện nầy để được cùng chư vị sống lại một quá khứ thân
yêu, đầy hoa mộng của thửơ học trò.
Khi
còn ở bậc tiểu học, ta còn quá nhỏ, chưa biết gì nhiều. Lên đại
học thì quá bận rộn, bạn bè mỗi đứa mỗi nơi, các giảng sư thì quá
xa lạ.
Chỉ
có thời trung học là quãng đời đẹp, đáng nhớ mà nhất là thời trung
học Phan
thanh Giản Ðà nẵng.
Taị
hạ nhớ như in ngày tựu trường của một niên học mới. Nhớ tiếng gọi,
rủ nhau đi học. Nhớ những cuốn vở hình Cyclo còn thơm mùi giấy
được
bao
bằng những trang trong của tạp chí “Thế giới Tự do“.
Nhãn vở với tên, lớp, môn học được nắn nót viết bằng mực xanh,
mực
tím. (chỉ vài tuần sau là phải thay nhãn, thay bao vì góc vở
đã quăn
lên. Con trai mà)
Quên
sao được những tiếng đùa vui của bạn bè; những trận đấu bóng rổ,
vũ cầu, đá banh, bóng bàn, điền kinh của hội tuyển nhà đã bao
lần đoạt
cúp vô địch trong tiếng reo hò, hổ trợ của hàng ngàn
ủng hộ
viên.
Nhớ
các buổi liên hoan lớp, văn nghệ trường của những ngày cận Tết.
Sau ngày đưa ông Táo, không khí trong lớp vui nhộn hẳn lên. Thầy,
Cô dường như dễ dãi hơn và những giờ học đôi khi biến thành giờ
kể chuyện hay tập hát.
Những
đợt cứu trợ cũng đã được tổ chức khi “ Trời hành cơn lụt mỗi năm
“. Những bao gạo, những manh áo đầy ân tình của những tâm hồn thơ
ngây được gửi tới những nạn nhân màn trời chiếu đất.
Rồi
hè đến, những phần thưởng cho các học sinh ưu tú được gói trong
những tờ giấy bóng đỏ, đỏ như màu hoa của cây phượng vĩ trước cổng
trường
báo hiệu một năm học sắp hết. các cuốn lưu bút được chuyền tay
nhau để ghi lại những kỹ niệm ngày xanh. Rồi ngậm ngùi tạm biệt.
Vậy
mà đã gần 50 năm. 29 năm lưu lạc xứ người biến tại hạ thành một
lão hủ. Vẫn nhớ thiết tha đến những kỷ niệm dấu yêu đó. Vẫn thấy
cơm, bún
bò, phở… ngon hơn bánh mì, pizza, hot dog.
Cũng
xin thưa thêm, các nhân vật trong truyện là do óc tưởng tượng của
tại hạ nhưng sao thấy thân quen và gần gũi vô cùng. Truyện không
có một
bố cục rõ ràng vì tại hạ nhớ đến đâu, viết đến đó.
Bây
giờ, xin mời chư vị vào truyện.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Vừa thấy bóng chủ quán thấp thóang bên ngòai, tiểu nhị vội vàng chạy lên mở cửa
và mau mắn:
Xoa đầu tiểu nhị, chủ quán cười hiền lành:
Tiểu
nhị dạ nhỏ rồi đi xuống bếp. vừa đi vừa nghĩ thầm: Ở xứ nầy cái
gì cũng lạ. Mình hỏi ổng có ăn sáng không thì mình dọn. Ổng không
ăn
thì mình khỏi làm, vậy mà ổng lại cảm ơn mình. Chả bù khi còn
ở quê
nhà, mấy người lớn sai đi mua rượu, mua đồ nhậu mà lỡ chậm
một tí là bị bợp tai, đá đít dài dài.
Nó
thấy luật lệ ở đây cũng ngộ ghê. Hai vợ chồng ẩu đả mà có cảnh
sát tới là anh chồng phải xách gói ra đi không cần phải quấy. Ở
quê
nó, đàn ông đi nhậu say về đánh vợ là chuyện cơm bữa. Thân phận
đàn
bà
con gái bên đó thật là tội nghiệp.
Còn
chuyện uống rượu nữa chớ. Dưới 21 tuổi mà nhậu là có cơ nguy bị
nhốt, vậy mà mới 18 tuổi đăng lính, bắn giết
ào ào thi lại không sao.
Chủ
quán đi lại chỗ ngồi quen thuộc của mình, nơi chiếc bàn được đặt
ở một góc
gần nhà bếp. Ở đó ông có thể quan sát toàn diện bên trong quán.
Quán
không lớn lắm nhưng rất sạch sẽ và khang trang. 12 chiếc bàn hình
chữ nhật, mặt bàn làm bằng đá Non Nước vơí những đường vân xanh
rất đep,
được đặt một cách khéo léo vì ngồi ở vị trí nào cũng
có thể nhìn thấy được phong cảnh bên ngoài. Mỗi bàn có 4 chiếc
ghế đẩu, mặt
ghế được đan bằng những sợi mây Quế Sơn.
Hai
bên cửa ra vào có hai tấm bảng ghi thực đơn và món giải khát.
Trên thực đơn, khách có thể đọc được những món ăn như: Bún bà Ðào, bánh bèo
trường Nam tiểu học, Bánh xèo Lê đình Dương, Bánh
cuốn Tiến Hưng, bê thui cầu Mống, v. v.
Món
đặc biệt trong ngày thì thấy mì Quảng bà Vân, bò bía ông Ngạch.
Trên
bảng giải khát có các thức như: Nước dưà bờ sông Bạch Ðằng, hột
é bà Bu, chè đậu xanh, đậu váng bà Yến cai trường.
Gần
bảng giải khát có kê một bàn vuông trên có bày 2 trái Thanh Long,
một chùm bòn bon Ðại Lộc, vài trái thơm Hoà Cường và một trái mít Thanh
Quít thơm lừng.
Trên
kệ tính tiền có một tủ gương nhỏ, bên trong có một cuộn thuốc Cẩm
Lệ và nhiều lát thuốc được xắt rất mỏng. Dân chơi Baseball nhà
nghề
ở đây nếu thấy được thứ thuốc nầy mà không
bốc nhai rồi phun nhổ
tùm lum mới là chuyện lạ.
Trời bên ngòai đã sáng hẳn. Chủ quán đứng dậy, mở cửa bước ra ngòai sân. Mặt trời đỏ chói đang từ từ nhô lên khỏi mặt biển, tạo một bức tranh tuyệt mỹ cuả cảnh bình minh trước mặt chủ quán.
Cảnh trí chung quanh quán đã gợi lại cho ông nhiều kỷ niệm về quê nhà giờ đây đã xa, thật xa.
Quán đuợc dựng lên ở lưng chừng một ngọn núi không cao lắm như đỉnh đèo Hải Vân, chung quanh là biển. Từ phía trước nhìn xuống khách sẽ tìm lại được hình ảnh cuả biển Lăng Cô và phần biển phía sau quán chẵng khác gì biển Nam Ô, hai địa danh mà những năm tháng còn đi học, ông đã cùng bạn bè bơi lội trong những lần cắm trại hay du ngọan.
Mới đó mà đã gần 30 năm.
Chủ quán nhìn lên bảng hiệu quán một cách hảnh diện. Ba chữ Phan Thanh Quán làm bằng những cành trúc màu vàng , ông đã dùng tên của ngôi trường ngày xưa ông theo học để đặt tên cho quán.
Chủ quán họ Đỗ, tuổi độ ngũ tuần , nét mặt rất nhân hậu. Nghe đâu trước biến cố Thất Thập Ngũ Niên, ông đã một thời tung mây lướt gió.
Như hàng triệu người lìa quê hương để tìm tự do nơi đất khách, ông đã làm lại cuộc đời bằng hai bàn tay trắng. Sau gần 30 năm, ông đã có một cơ ngơi vững vàng ở miền Nam xứ Hoa kỳ.
Quán mở ra, do đó, không phải vì vấn đề mưu sinh mà bởi một lý do cao quí hơn.
Hai năm trước, trong dịp Tây du , ông đã gặp lại người sư huynh sau gần 30 năm xa cách. Huynh đệ gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi. Sau vài tuần rựơu, vị sư huynh hỏi ông:
Hiền đệ đã về thăm lại quê hương lần nào chưa?
-
Thưa hiền huynh, đệ có về một lần. Buồn lắm hiền huynh. Đà thành đã không còn như ngày xưa. Người đâu mà nhiều đến thế. Em có đến thăm trường. Cây phượng ngày xưa vẫn còn đó nhưng cổng trường đóng kín không nhìn được bên trong. Em chỉ đứng đó độ vài phút rồi quay đi vì không nén được xúc động. Như hiền huynh biết đó, em rời trường rất sớm để theo học tại Kỹ Thuật Học Đường nên đã không có địa chỉ của các sư phụ, các đồng môn thì mỗi người mỗi ngả. Còn hiền huynh, anh đã về lần nào chưa?
-
Anh có về một lần. Anh thì may mắn hơn em. Nghe tin anh về, các dồng môn đã đến thăm hỏi rất chân tình. Trong hai tuần lễ tại Đà thành, ngày nào cũng có các môn sinh thăm viếng. Phải thú thật với hiền đệ, ngày về lại quê hương, anh hồi hộp hơn lần ra đi. Anh luôn luôn có mặc cảm là mình ích kỷ khi rời bỏ quê hương, để lại sau lưng biết bao nhiêu người thân yêu phải sống trong khổ lụy, do đó anh nghỉ khi về sẽ bị khinh ghét.
Thực tế thì khác với những điều mình nghỉ. Tất cả đã dành cho anh một cảm tình nồng hậu. Không những không ganh ghét mà còn mừng cho anh đã tìm được tự do. Rồi những kỹ niệm xưa được kể lại, những nụ cười chan hòa với nước mắt mừng vui. Anh đã thật sự có được quá khứ ngay trong hiện tại. Anh có đến thăm các vị đại sư phụ. Các vị đã trên dưới bát tuần.
Nhấp một ngụm rượu, vị sư huynh thong thả tiếp lời:
-
Các cựu môn đồ rất thương yêu, đùm bọc nhau. Tinh thần “ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” đã được thể hiện qua những lần thăm viếng quí vị sư phụ. Các liên lớp cũng đã có những lần họp mặt sau bao nhiêu năm ly tán vào dịp Tết hay dịp Hè. Các vị sư phụ rất vui mừng vì đám môn sinh ngày xưa vẫn tỏ lòng yêu kính dù ngôi trường xưa đã bị xóa tên vỉnh viễn.
Trong thời gian lưu lại tại Đà thành, anh đã nhờ quí đại sư phu tập họp các cựu môn đồthành lập một bang hội để giúp đở nhau trong cơn hoạn nạn hay lúc yếu đau.
Anh rất mừng là chúng ta đã có một ban đại diện ở bên nhà. Các hội viên đã làm việc rất tích cực và hăng say vì sau bao nhiêu năm ly tán tình đồng môn vẫn còn thắm thiết.
Họ đã tổ chức những cuộc họp mặt trong dịp Tết hay Hè va` lúc nào cũng có sự tham dự đông đảo của các cựu môn đồ và quí vị Sư phụ.
Chủ quán : Em cũng rất mừng là chúng ta đã có một ban đại diện bên nhà để lo những công tác xã hội và tương tê’. Riêng ở hải ngọai, theo em biết thì số cựu môn sinh không phải là ít; tuy nhiên vì ở rải rác khắp nơi trên thế giới nên sự lien lạc thật khó khăn. Huynh có ý kiến gì không?
Được lời như mở tấm long, vị sư huynh vội vàng nói:
Như hiền đệ đã rỏ, ngu huynh đến xứ người vào tuổi trung niên nên không có cơ hội đi học lại như những người còn trẻ mà hiền đệ là một trong những người đó . Vì vậy khả năng của anh rất hạn hẹp trong địa hạt kỹ thuật. Thật may mắn cho anh là hôm nay được tái ngộ cùng hiền đệ và nhân đây anh muốn nhờ hiền đệ giúp anh một tay trong việc giúp những cựu môn đồ của trường đang sống tha hương có thể gặp nhau để tâm sự và chia xẻ nỗi buồn vui của kiếp tạm dung.
Anh có thể nói rỏ ràng hơn một chút để em xem là mình có đủ khả năng hay không.
-
Anh có nghe là bây giờ kỹ thuật của xứ người đã phát triễn đến chổ đôi khi giống như chuyện thần thọai. Nghe nói là với 1 chiếc máy rất nhỏ mà người ta có thể lien lạc được với nhau một cách dễ dàng bằng thư mà khỏi qua bưu điện. Điều nầy có đúng không hiền đệ?
Chủ quán cười hiền lành:
-
Có phải hiền huynh muốn nói đến điện thư không?
-
Anh cũng chả biết nhưng anh thấy các con anh có sữ dụng. Anh có nhờ mấy đứa nhỏ bày cho anh nhưng đầu óc chậm chạp nên bị các cháu la hoài vì quên trước, quên sau, đôi khi anh nhầm lẫn xóa đi các bài học của các cháu nên anh rất ít sử dụng.
Chủ quán:
-
Em nghĩ là anh chưa quen đấy thôi, anh cứ tiếp tục sử dụng trong vài tháng thì sẽ quen . Nếu anh muốn các cựu môn sinh có một nơi chốn để gặp gỡ, chuyện trò thì em nghĩ em sẽ làm được, tuy nhiên việc hưởng ứng hay không thì ngòai khả năng của em.
Vị sư huynh vui mừng, nắm chặt tay chủ quán nói:
Và Phan Thanh Quán đã được thành lập không phải chỉ để làm thỏa mãn ước vọng của vị sư huynh mà còn là mong ước của ông được tái ngộ với những bạn hữu đã nhiều năm xa cách.
(Còn tiếp)