HƯƠNG GIANG NỖI NHỚ ĐÔI BỜ

Nguyễn phi Hoàn

Ai bước đi trên đời cũng để lại sau lưng nhiều kỹ niêm. Rồi một lúc nào đó cũng ngoãnh lại nhìn lui những gì xưa cũ , hoặc tìm về những nơi chốn đã đi qua , và tưởng đã nhạt nhòa theo năm tháng ; nhưng không, nó vẫn réo gọi ta về : một chốn làng quê, một căn nhà cũ có mẹ già em thơ , một con sông vỗ bờ thương nhớ, một hàng tre bóng mát tuổi thơ, một cuộc tình dang dỡ , hay những ước mộng không thành khi mái tóc còn xanh

Mấy chục năm tôi đã bỏ Huế mà đi , ra đi như trốn chạy vào một sáng mùa Xuân . Khi đó dường như Huế không còn là Huế nữa : những năm đầu của “Giải phóng “ chợ búa buồn tênh, nháo nhác trong áo cơm , bo bo thay lúa gạo ,bạn bè nhìn nhau ái ngại, nghị quyết triển khai… Từ đó tôi ra đi không dám ngoái  đầu nhìn lại , lên ngồi trên toa tàu cứ sợ gặp người quen . Nhưng rồi hôm nay tôi cũng phải trở về , vì cỏi lòng nhớ Huế vẫn còn day dứt mãi trong tôi như câu thơ của ai đó  “đất người bao la sao nhỏ hẹp , Quê nhà một góc nhớ mênh mang “

Tôi trở về Huế một ngày của tháng năm , Khi trong lòng đã thanh thảng không còn lo toan những nợ đời cơm áo, không còn gánh nặng ưu tư với lý lịch  trắng hay đen của ngày xưa ,  khi những cơn gió Lào thổi rát cả mặt , và những cánh phượng hồng đang rộ nỡ khoe sắc trên những con đường , những chú ve sầu đang réo rắt hòa  tấu  những khúc nhạc buồn muôn thuở  tạo riêng cho Huế một mùa hè trầm lắng dịu dàng. Huế muôn đời vẫn vậy nếu vứt đi những kiến trúc tân kỳ đang mọc lên ở bên bờ hữu ngạn . Buổi trưa  tôi thường ra bên bờ sông gần bến Phu văn Lâu để trốn nắng, và để nhìn dòng sông. ngồi dưới nhừng bóng mát của tàng cậy, dòng sông vẫn lững lờ trôi , chậm rãi như cuộc đời dân Huế , không vội vàng bon chen . Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử , nhận chịu bao đổ vỡ tang thương của chiến tranh . Huế vẫn trở về  với cuộc đời bình thảng dịu dàng; thỉnh thoảng vài con đò xuôi ngược trên sông, hoặc những chiếc ghe chở đầy cát đang xuôi dòng về đâu đó. Phóng tầm mắt qua bên kia bờ từ cầu Bạch hổ  xuôi về đến cầu Trường tiền là công viên chạy dài theo bờ sông ; thấp thoáng  là những ghế đá nấp dưới giàn bông giấy hoặc những cây dừa soi bóng bên sông , cây đa và bến đò năm xưa không còn nữa,  thay vào đó là chiếc cầu mới nối nhịp đôi bờ .Xa hơn nữa song song với dòng sông là con đương` Lê lợi,  ngày xưa con đường này có bảng tên đàng hoàng nhưng người ta vẫn thường gọi là “con đường học trò “bởi dọc theo con đường từ ga Huế đến gần đập đá có nhiều trường học tọa lạc ở đây : đầu tiên là Tòa viện trưởng Viện đại học Huế , bên kia đường là Cư xá Đại học , Trường Luật, Truòng Quốc Học, Truòng Đồng Khánh, xuống gần cầu trường Tiền  là trường đại học Khoa học ,trên lầu là  đại học Văn Khoa,xuống chút nữa là truòng đại hoc sư pham , va cuối cùng là trường trung học Kiễu mẫu. Giờ tan trường con đường bỗng trắng lên màu áo học trò ,rộn rã tiếng cười nói vô tư của nhừng mái đầu xanh đang mang nhiều ước mộng , dòng sông đang êm đềm im vắng bỗng xôn xao bởi tà áo  bay bay ,với nhừng chiếc nón bài thơ che nắng hững hờ.Không những thế hai bên đường là những hàng  phượng vỹ  cành lá giao nhau như những bàn tay vẫy gọi ấp ủ con đường xanh mát bóng cây, vào mùa hạ hoa phượng đỏ rợp cả một góc trời ;một cơn gió thoảng hoa phượng lại rơi đầy trên áo trên vai trên những tà áo dài đang bay trong gió. Rồi một mai khi bước vào đời ai đó đã mang theo con đường” phượng bay” đầy kỹ niệm : những mối tình vừa chớm nở ,những ước hen tương lai, những tờ thư chưa gởi , ánh mắt hẹn hò “sông lặng im ,tà áo em gợn sóng.Gót em hồng hoa phượng vướng bàn chân” . Tôi bâng khuâng nhớ về một thời áo trắng đã xa ,ngày còn ngồi trong giãng đường trường Luật  thuở còn nhiều mộng ước, nhớ từng khuôn mặt bạn bè, những hoài bảo của tuổi trẻ đang vương lên, nhớ tiếng guốc dịu dàng khua ngoài hành lang của nàng Tôn nữ ,nhớ những chiều nắng hạ em đi bên tôi trên con đuòng Lê Lợi , làn gió thoảng qua , những cánh phượng hồng bay lã tã rơi xuống áo em thành màu lữa hạ , tà áo vờn bay quấn quýt bên chân tôi như  mây hồng vương vấn ;  Em líu lo chuyện đời chuyện học,tình yêu chưa nói trọn lời . Rồi chiến tranh đến nhanh như cơn gió bão làm sụp đỗ tan hoang một tương lai mộng ước  huy hoàng đang xây dựng ,Bạn bè lần lược lên đường nhập ngũ ,bỏ lại những hàng ghế trống trên giãng đường ngơ ngác trông theo

.Có những đêm tôi một mình ra đứng giữa cầu Trường Tiền nhìn xuống dòng sông lấp lánh ánh trăng với một chút sương đêm trên mặt nước , sông trở nên huyền hoặc mơ màng. Rồi  lại nhìn bên này sông , nhìn bên kia sông , trời mới chín giờ tối  mà phố và chợ Đông ba người ta đã tắt đèn ngũ sớm , dãy trường thành im lìm mơ hồ trong tối , cột cờ Phu văn Lâu mờ ảo trong sương ; may thay bên kia sông vẫn còn vài khách sạn và hàng quán của khách du lịch còn nhấp nháy ánh điện.Người dân Huế hình như không còn muốn bon chen ganh đua với thế sự ,quá nhiều thăng trầm đôi khi làm cho con người bình thảng với cuộc đời như bốn bức tường thành vẫn điềm nhiên cùng năm tháng, cho dù rêu phong phủ kín cũng không làm lớp gạch ở trong biến đổi.Người dân Huế vẫn trọng bề trong hơn bề ngoài. Đêm Huế tắt đèn sớm  không hẳn là đi ngủ sớm mà mà đôi khi người ta bắt ghế ra ngồi giừa sân hoặc trên sân thương để ngắm trăng , trăng không đèn mới thấy hết nét đẹp của trăng ,hoăc có người đang thao thức cùng bóng đêm mờ ảo ,vần thơ bắt đầu từ đó ; đôi khi sự huyền ảo của bóng đêm ta nhìn rõ ta hơn ,bóng tối rọi sáng tâm hồn ; vì thế ta không lạ gì nó sản sinh nhiều nhân tài trong văn chương hơn trong thương trường

Những ngày ở Huế tôi thường đi đó đây nhờ chiếc xe honda đam thời cổ lổ sỉ của người bạn cho mượn, áo quần loàng xoàng , cứ thế mà đi khắp xóm làng thăm bà con bè bạn , Hương Cần, Bao Vinh, Kim Long, Vỹ Dạ, Nam giao, Thuận An, Đập Đá, Đại Nội, lăng tẩm , đền đài…..Ở đâu có bạn là tôi cứ đi , gặp đâu ăn đó ,gặp đâu uống đó.không kiên cữ ;một góc vườn,dưới mái hiên nhà ,trong căn nhà bếp hoăc ngồi sau hè  tựa lưng vào đụn rơm còn thơm mùi rạ mới .Cứ thế tôi đi loanh quanh tìm lại dư hương ngày cũ.Bạn bè ngày xưa giờ tứ tán bốn phương chỉ còn lại năm ba đứa gắn liền với nghề nghiệp lệ thuộc đồng lương nhà nước ,gắn bó với lứa tuổi học trò không rứt áo ra đi được như nghề dạy học ,công sở ,hoặc những đứa không còn đường để mà đi đành ở lại mang tiếng chịu lời ; Còn lại ai có chút máu giang hồ lãng tử thì không chịu ở chốn đất này. Hình như Huế đi xa để mà nhớ hơn để mà ở . Gặp lại nhau ban bè  cũng vui lắm , bá vai bá cổ ăn uống cà phê cà pháo ,hàn uyên tâm tình , Ôn lại một thời còn mang nhiều mộng ước , một thuở hàn vi điếu thuốc chuyền tay, ổ mì chia nữa mà nói chuyện trên mây. Mỗi lần có đứa bạn từ xa về  thì đám bạn rộn lên niềm vui hội tụ , sau đó rồi cũng chia tay ,người ra đi nhớ thương người ở lại

Hình như Huế không những ở trong lòng những người con cũa Huế mà còn vương vấn cho những  ai một lần ghé thăm ; Tôi còn nhớ trước năm 1975 khi tôi còn ở phi Trường Tân sơn Nhất tôi quen một cô gái ở gần Lăng Cha Cả , cô nữ sinh  Bắc kỳ có đôi mắt to tròn bờ tóc thề  điệu đà quý phái nhưng lại có một cái tên rất Huế : Trần thị Hương Giang ; Tôi hỏi em : “tại sao ba má em đều người Bắc mà lại đặt cho em một cái tên rất Huế vậy ?” Cô ta trả lời :” Tại ba em có một lần ra đóng quân ở Huế, ba rất thích Huế nên khi sinh em ra ba đề nghi với mẹ em đặt tên em là Hương Giang , má em thì chưa ra Huế nhưng nghe ba em kễ về Huế mẹ cùng thích lắm nên  đồng ý “; Có những đêm tôi ghé nhà em chơi ngồi đệm đàn cho em hát; em thích hát nhac của Trinh công Sơn hơn cả ,em nhờ tôi cắt nghĩa bài” Mưa Hồng.”Tôi nói với em về con đường phượng bay và con đường học trò ở Huế ,về những cánh phượng rơi xuống áo ai trong cơn gió thoảng, mưa đấy, người nghệ sĩ nhìn gió ra mây,nhìn hoa thành nước ; em ngồi nghe có vẻ thích thú rồi bảo với tôi :Sang năm em đỗ tú tài rồi anh dẫn em ra Huế thăm nhe , không chừng em ra ghi danh hoc đại học ngoài đó luôn -  Anh thích không – anh thích lắm –thích thì hứa đi -Vâng anh hứa  . Rồi nàng bắt tôi nghéo tay cái việc mà hình như cô gái nào cũng ưa làm như ký tên vào bản cam kết

Nhưng rồi khói lữa chiến tranh đã cuốn trôi đi lời hẹn ước. Sau khi cải tạo về có dịp vào Sài gòn tôi ghé qua nhà em ,căn nhà đã đổi chủ, dưới lầu thì gia đình bộ đội ở ,nền gạch bông bị gỡ đi hết để lại cái nền lổ chổ lăm nhăm ,còn ngoài hiên cái thang lầu xoắn ốc đi lên cái phòng học của em, nơi ngày xưa tôi thường ghé chơi giờ  trơ trụi hoang phế ,ngoài lang cang thì áo quần mền mùng chiếu gối phơi đầy . trông thật là “Cách mạng” Căn phố hình như toàn người lạ  biết ai mà hỏi thăm ;     “ Đi về đâu hởi em ,khi trong lòng không chút nắng , giấc mơ đời phiêu lãng…” Lời TCS thầm thì trong tôi. Không biết bây giờ em ở đâu hởi cô gái bắc kỳ có cái tên thật Huế :Trần thị Hương Giang

 Viết cho ngày về thăm quê hương.

Hạ 2004

Nguyễn phi Hoàn