NGƯỜI VIỆT Ở ÐỨC

                                                                              Nguyễn Quý Đại   

Người Việt đến Ðức với nhiều hoàn cảnh khác nhau: du học (thời VNCH trước 1972), nạn nhân chiến cuộc (trước 1975), thuyền nhân (boat people từ năm 1978) cuối cùng là khách thợ (lao động) họ đến từ các nước Ðông Âu (từ ngày 9.11.1989). Nước Ðức từng bị chia đôi (1949-1990) như Việt Nam (1954-1975), nên họ dễ dàng mở rộng vòng tay nhân ái để đón nhận người Việt tỵ nạn.

Ðệ Nhị Thế Chiến:

Adolf Hitler sinh ở Braunau an Inn Áo (1889-†1945). Mùa xuân 1913 Hitler bỏ thủ đô Wien đến sống ở Đức. Lúc này Hitler được 24 tuổi không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của mọi người, ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không công ăn việc làm, không có mái ấm gia đình. Tuy nhiên ông có một thứ: đó lòng tự tin không gì dập tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu trong tim. Cố gắng tranh đấu với đời vượt qua những thất bại,  cướp được thời cơ. Đến lúc ông làm chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc Xã/Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP. Được sự ủng hộ đa số phiếu của phái bảo thủ lên cầm quyền từ năm 1933. Làm Thủ tướng Đức (1934-1945)." Führer und Reichskanzler/head of state“ Là người thâu tóm quyền hành Đức Quốc Xã. (Nguyên nhân xảy ra Đệ nhị thế chiến, một phần do Hoà ước Versailles năm 1919, trích phần cuối bài). Hình trên: lò đốt người của Hitler ở Dachau gần Munich.


Hitler là tội phạm gây ra Đệ nhị thế chiến, từ năm 1934, Hitler thi hành chính sách độc tài, cấm tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị, ông ta ra lệnh tước quyền 6 triệu người Do Thái, đưa họ vào các trại tập trung, lò hơi ngạc giết chết hàng loạt. Hitler còn ra lệnh tổng động viên để có một đạo quân hùng mạnh và vũ khí tối tân. Ngày 01.9.1939 chớp nhoáng đánh chiếm Ba lan, và những năm tháng kế tiếp đánh chiếm thêm các quốc gia như: tháng 4.1940 Danmark, Norway, Yugoslavia, Greece, tháng 5 và tháng 6: Holland, Belgium, France, Luxenbourg, các lãnh thổ của Nga (Sowjetunion): Estonian, Latvia, Lithuania, Stalingrad... khởi đầu cho thế chiến thứ hai. Cuộc chiến xâm lược các quốc gia láng giềng của Đức, khiến Anh- Pháp- Mỹ tuyên chiến chống lại Hitler. Các nước Canada, Úc, Tân Tây Lan, Cộng Hoà Nam Phi liên minh chống Đức Quốc Xã. (Hình Nhà Thờ cụt đầu Berlin)
                                                                                                                         

Từ 1944-1945 Ðức bị quân đội tứ cường Anh, Mỹ, Pháp, Nga phản công chiếm đóng, các thành phố bị ném bom hư hại. Riêng Berlin bị 2.643 tấn bom, làm 70% nhà cửa hư hại, 49.600 người chết. Berlin dù được tái thiết nhưng hiện còn giữ lại ngôi Giáo đường cụt đầu là di tích chiến tranh. Nhà thờ đã bị ném bom ngày 22-11-1943, tất cả tan tành chỉ còn tháp chuông bị cụt đầu. Từ đó tháp chuông được giữ nguyên sự tàn phá để nhắc nhở dân tộc Đức về tội phạm chiến tranh và cuối cùng tháp chuông cụt đầu này trở thành biểu tượng của Tây Berlin tự do.

Hồng quân Nga chiếm một phần đất phiá Đông nước Đức trả thù tàn sát, hãm hiếp, cướp của, giết người, đốt phá. Hàng trăm ngàn người Ðức phải chạy trốn bằng đường bộ dưới trời đông tuyết giá, hoặc dùng tàu, thuyền chạy trốn, bị tàu ngầm Nga S13 ngày 30.01.1945 húc chìm tàu Wilhelm Gustloff  là tàu chở hành khách khoảng 9000 người chết đây là thảm kịch ghê tởm nhất của lịch sử hàng hải.(may mắn cho gia đình Dr. Rupert Neudeck vì trể tàu không đi trong chuyến hải hành nầy). Ngày 30.4.1945 Hitler tự từ, người kế vị là Karl Doenitz (1891-†1980) đầu hàng vô điều kiện ngày 09.5.1945. Chiến tranh để lại đau thương, nghèo đói và đổ nát. (xây tường ngăn cách Đông –Tây năm 1961) .

 

Chiến tranh lạnh, nước Ðức bị chia đôi Ðông và Tây:

 Ngày 06.06.2009 toàn Châu Âu làm lễ kỷ niệm 65 năm cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào bãi biển Normandy của Pháp, mở mặt trận Đại Tây Dương đánh phát-xít Đức.  Đệ nhị thế chiến Đức thua trận phải đầu hàng. Đức và Áo thành các vùng chiếm đóng. Từ năm 1949 phần đất phía Tây Berlin do quân đội Đồng minh kiểm soát, thành lập Bundesrepublik Deutschland/Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Thủ tướng đầu tiên Theodor Heuss (đảng FDP từ 1949-1954). Phần đất phía Ðông do Hồng quân Nga cai trị, thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Ðức/ Deutsche Demokratische Republik (DDR) theo chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Wilhelm Pieck  (đảng cộng sản SED từ 1949-1960).

Các nước Ðông Âu bị Hồng quân Nga tái chiếm thành lập khối cộng sản, xây hàng rào ngăn cách, gây cuộc chiến tranh lạnh từ năm 1946, biên giới dài 1.378,1 Km, từ biển Ðông Hải (Ostsee) đến cuối biên giới Tiệp Khắc (Tschecholoslowakei) gồm 1.266,5 km bằng kẻm gai (MGZ) và 1.196,4 km kiểm soát bằng điện (SSZ) rộng 10 m, tất cả 621 chòi canh gát, 595 hầm trú ẩn . Thủ tướng Anh Churchill (1874-†1965) đã tuyên bố:

"Cay đắng gọi sự chia cắt Đông, Tây Đức đi vào lịch sử chính trị thế giới, đánh dấu thời kỳ đen tối kéo dài nhất của các dân tộc Âu Châu trong thế kỷ 20. Cũng chính Churchill cảnh báo thế giới rằng Liên Xô dưới thời Stalin (1878- †1953) sẽ trở nên nguy hiểm cho nhân loại không kém gì chế độ phát-xít của Hitler.

Dưới thời cộng sản, dân Ðông Ðức (DDR) nhiều lần đứng lên đòi hỏi tự do, các cuộc biểu tình bị các chiến xa Liên Xô dẹp tan, cuộc nổi dậy của các giới công nhân dám đứng lên chống lại chế độ Cộng Sản Đông Đức do Liên Xô dựng lên. Cuộc nổi dậy tuy không thành công, nhưng được xem là tiếng kêu gọi đòi tự do đầu tiên tại vùng Đông Âu bị rơi vào quỹ đạo của cộng sản sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trong vòng 10 năm đầu có đến hơn một triệu người đã lần lượt tham gia vào các cuộc biểu tình đòi dân chủ, kéo dài suốt 5 ngày liền, đã diễn ra tại nhiều vùng khác nhau của Đông Đức, nhưng ngày tập trung đông đảo nhất là vào ngày 17-6-1953, khi những người biểu tình đã làm bế tắc mọi sự lưu thông, đồng thời giao chiến ngay trên các đường phố với các lực lượng công an cộng sản, tại Đông Bá Linh. Tuy cộng sản Đông Đức bưng bít khá kỹ càng sự kiện này, nhưng các tin tức lọt ra được bên ngoài bức màn sắt vào lúc đó, cho biết đã có ít nhất 125 người biểu tình thiệt mạng vì bị bắn chết hay chiến xa cán chết, 15.000 người bị bắt giữ ngay lúc đó hay trong các thời gian kế tiếp. Các sử gia và chính trị gia đều công nhận rằng, các cuộc biểu tình qui mô này, đã mở đầu cho nhiều cuộc nổi dậy chống cộng sản sau đó, ngay trong lòng khối cộng sản Đông Âu, mà lần lượt xảy ra tại các nước như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc (với Mùa Xuân Praha 1968) cũng bị xe tăng của Hồng quân Nga can thiệp bắn chết người biểu tình. Ngày nay du khách đến quảng trường Wenceslas Square/ Wenzelsplatz dài 750 m rộng 45.000m² ở Praha/ Prag còn những tấm hình và Thánh giá tưởng niệm những người bị giết bên bồn hồng nở đỏ. (quảng trường Wenzelsplatz)

Từ năm 1952 đến 1961 hơn 3,5 triệu người bỏ Ðông Ðức (DDR) không chấp nhận chế độ cộng sản độc tài sang Tây Ðức tìm tự do. Chủ tịch đảng Walter Ulbricht (1960- 1973) ra lệnh xây tường ngăn cách Đông-Tây dài 168,8 km, chia thành nhiều đoạn, 107km bằng beton, 60 km hàng rào kẻm gai. Tại  Berlin tường cao từ 3,50 đến 4,20 m dày 50 cm. Việc xây tường làm 10 ngàn căn nhà bị phá hủy, 1.233 cửa sổ các nhà lân cận xây kín, từ tường ra 100m là bải mìn, có đặt súng bắn tự động, 302 chòi kiểm soát 43 pháo đài, 259 nơi nuôi chó săn người. Từ ngày 13.08.1961 đến ngày 9.11.1989. Bức tường ô nhục chỉ tồn tại 10.315 ngày (22 năm). Ðêm 09.11.1989 Brandenburger Tor mở cửa, kế tiếp ngày 01.12. 1989 mở toàn bộ 25 cửa thông thương. Bức tường bị đập bỏ chỉ còn lại vài nơi lưu dấu tích lịch sử và tưởng nhớ 265 người bị bắn chết khi vượt tường tìm tự do (tường Berlin có 25 nơi qua biên giới, 13 cửa cho đường xe, 4 cho tàu hỏa và 8 cửa đường sông). Cổng Brandenburger Tor ở Berlin.

Ðức Thống Nhất:

Ngày 03.10.1990 nước Ðức thống nhất có 16 tiểu bang, diện tích 357.022 km² dân số 81,8 triệu trong đó có 7,3 triệu người ngoại quốc. Quân đội Tứ Cường có mặt từ ngày 05.6.1945 chấm dứt nhiệm vụ đóng quân tại Berlin và Liên Bang Ðức thời gian kèo dài 4 năm. Ngày 31.08.1994 triệt thoái hết 309 ngàn Hồng quân Nga và 200 ngàn thân nhân, Chính phủ Đức phải trả hơn 18 tỷ DM cho Liên Xô !

Ðệ nhị thế chiến chấm dứt, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục cuộc nội chiến (quốc-cộng). Ngày 30-04-1975 kết thúc chiến tranh, thống nhất hai miền. Tại miền Nam hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức, các chuyên gia của chế độ cũ bị đưa vào trại tập trung cải tạo trên rừng sâu nước độc, những nạn nhân bị tướt đoạt tài sản, dù không tham gia chính quyền như: kỹ nghệ gia, thương gia, thầu khoán, họ có tài sản nhờ dành dụm tiền kinh doanh buôn bán bị kết tội „tư bản mại sản „bị đánh tư sản đuổi đi vùng kinh tế mới, đổi tiền năm 1975 và 1978 làm suy thóai kinh tế miền Nam....Từ đó làn sóng người miền Nam đi tìm tự do, băng rừng vượt núi sang Campuchia tìm đường đến Thái, hoặc thuê mướn ghe thuyền đánh cá chạy trốn trên biển Đông, đôi khi bị lường gạt mất hết vàng bạc, bị công an biên phòng bắt, đánh đập tàn bạo kết án phản quốc ra đi vì kinh tế, nhưng không làm dừng bước làn sóng người vượt biển dù sóng to gió lớn, gặp hải tặc Thái Lan hãm hiếp cướp của giết người, để rồi không biết bao nhiêu người bị chôn vùi dưới lòng đại dương.


Phong trào vượt biên sôi động nhất vào năm 1978, 1979, những thuyền nhân Việt Nam đến được các nước láng giềng tại Á Châu càng ngày đông hơn. Cao Ủy Tị Nạn kêu gọi các nước Tây phương thâu nhận người Việt tỵ nạn. Mở đầu cho một ngày lịch sử của lòng nhân đạo, thống đốc Ernst Albrecht tiểu bang Niedersachsen đã thâu nhận 1000 người trên tàu „Hải Hồng“ đến Hanover Langgenhagen ngày 03.12.1978. Sau đó các tiểu bang khác nhận thêm một số người của tàu Hải Hồng ở Phi Luật Tân (tàu nầy đi theo diện bán chính thức). Thảm trạng của người vượt biển làm chấn động lương tâm Thế giới Cao Ủy Tỵ Nạn UNHCR (Unitet Nations High Commissioner for Refugees) kêu gọi các quốc gia tự do trên thế giới hãy mở vòng tay nhân đạo để đón nhận người Việt tị nạn   Hình  Ngày vui thống nhất Đông Tây.

 

Lòng nhân đạo:

Tại hội nghị Genève vào tháng 6 năm 1979 tổng thư ký Guenter van Well thay mặt chính phủ Ðức đồng ý thâu nhận 10.000 người tị nạn Việt Nam ở các trại tỵ nạn Á Châu, các tàu buôn mang cờ Ðức được phép cứu vớt thuyền nhân trên biển. Dr. Rupert Neudeck vận động giúp thuyền nhân Việt Nam với các nhà văn, nhà báo, chính trị gia như Heinrich Boell (1917-†1985) giải thưởng văn chương Nobel 1972, Martin Walser, Gunter Grass (giải Nobel 1999), Hilde Domin, Dieter Wellershoff, Carl Amery (chủ tịch Hội văn bút 1989-1891) Dr. Franz Alt, Matthias Walden, Wener Hofer, Carola Stern, Akfred Biolek và Kabarettisten, Dieter Hildebrandt, Helga Schuchardt (FDP), Norbert Blum (cựu bộ trưởng lao động), Elmar Pieroth, Matthias Wissmann (CDU), Volker Neumann, Ootergetelo (SPD) cố tổng thống Johannes Rau (1931-†2006 thống đốc tiểu bang Nordrhein Westfalen), thống đốc Ernst Albrecht Hẳn nhiên còn nhiều nhân vật khác cũng đã góp phần không nhỏ cứu người tỵ nạn, rất tiếc chúng ta không được biết đến danh tánh của họ. Trong tập tài liệu tham khảo của tác giả Trần Hoành dịch báo Die Zeit. Trước khi tàu Cap Anamur ra đời đã có nhiều người là phóng viên báo chí như bà Gabrieke Wenzky và các bạn đồng nghiệp, thương gia Kurt. A Körber… đã giúp đỡ để đón nhận những người trong các tại tỵ nạn ở Đông  Nam Á Châu trong đó có lời „Lời kêu gọi của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising, phổ biến ngày 1.4.1979. Đây có lẽ là tiếng nói có trọng lượng thứ hai, sau lời tuyên bố của thống đốc Ernst Albrecht, nhằm kêu gọi nhận người tỵ nạn Việt Nam được tung ra công luận tại Đức“…Hồng Y Joseph Ratzinger nay là Đức giáo hoàng Biển Đức XVI.

Ngày 24.07.1979, trong chương trình truyền hình "Report Baden Baden“ do tiến sỹ  Franz Alt điều khiển, các ông Walter Bargatzky, tổng thư ký của Hồng Thập tự Ðức và Dr. Rupert Neudeck nói về trình trạng thuyền nhân Việt Nam và kêu gọi thành lập „Một Con Tàu Cho Việt Nam“. Tính đến ngày đến ngày 27.07.1979 chương trình này nhận được 1 triệu 2 DM ủng hộ vào trương mục của Hội Hồng Thập Tự  "Hiệp Hội Bác Sĩ Không Biên Giới“ đã gởi các Bác sĩ và Y tá theo giúp con tàu hoàn toàn thiện nguyện. Trong 3 năm với con tàu tuyệt diệu của chủ tàu ông Hans Voss cùng với những cộng sự viên nhiệt thành cứu vớt thuyền nhân Việt Nam. Ngoài Cap Anamur còn những thương thuyền mang cờ Đức đã vớt thuyền nhân Việt Nam như: Tokyo Express (tháng 4-1979 vớt 90 người); Nordertor (tháng 9-1979 vớt 173 người); Melbourne Express (tháng 5-1980 vớt 225 người); Winsertor (tháng 4-1981 vớt 104 người); Shell Tanker Elona (tháng 5.1981 vớt 93 người) Etha Rickmers (tháng 6-1977 vớt 36 người và tháng 4-1986 vớt 25 mgười ); Das deutsche Forschungsshiff (23.8.1988 vớt 157 người), tàu Ville de Pluton năm 1978 cùng những tàu khác đã vớt người không được biết tên ….


"Một Con Tàu Cho Việt Nam" ra khơi: 

Cap Anamur chính thức ra đời ngày 09.08.1979 từ hải cảng Kobe Nhật Bản ra khơi trên đường hướng về biển đông. Tàu Cap Anamur mang tên một mũi đất của hải tặc nằm ở phiá cực nam Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động đến 26.6.1982, cứu vớt 8.572 người, đưa vào các trại tị nạn Sem Bawang (Singapor), trại Palawan (Phi luật Tân), trại Galang (Indonesia) tạm trú một thời gian ngắn chờ định cư Tây Ðức hoặc đến các đệ tam quốc gia trên thế giới. Tàu Cap Anamur hoạt động 22 tháng, mỗi tháng tốn 400 ngàn DM, (chủ tàu Hans Voss không lấy tiền thuê tàu) theo tuần báo Stern tính, cứu một thuyền nhân tốn khoảng 1.075DM . Tổng số tiền ủng hộ đã lên đến 29 triệu Đức Mã, tức là khoảng 15 triệu Euro, là một số tiền lớn của những ân nhân đã ủng hộ trong suốt thời gian tàu Cap Anamur vớt thuyền nhân Việt Nam trên biển Đông.
Hình: Ông bà Dr. Rupert Neudeck được trao quà tại Munich ngày 2/5 “ Hội ngộ 30 năm tỵ nạn CS”  

                                            
Con tàu ra khơi kéo dài cả tháng, hay vài tuần lênh đênh trên biển, chạy dọc theo hải phận quốc tế hay vào hải phận Việt Nam để cứu vớt người, có trực thăng bay tìm ghe vượt biên, chụp hình và cảnh cáo hải tặc Thái đánh cướp thuyền nhân, ném người xuống biển. Cap Anamur 1 vớt hơn 22 chuyến (được tính thứ tự từ Cap Anamur 1 đến 5 vào cảng Singapor), Cap Anamur 6 vào Galang. Cap Anamur ngưng hoạt động, về lại Hamburg lúc 12.30 ngày 26.7.1982 trên tàu có 287 thuyền nhân được hàng ngàn người Việt-Ðức đón tiếp, quốc ca Việt Nam được hát dưới rừng cờ vàng 3 sọc đỏ tung bay. Bốn năm sau con tàu (Cap Anamur 2) tiếp tục ra khơi, dù không được ủng hộ như lần đầu, Thống đốc tiểu bang Hessen ông Holger Börner không ngần ngại tuyên bố „con tàu tạo ra những làn sóng tỵ nạn…“Tiến sỹ Neudeck đã cho rằng đó là lời ngu ngốc ác ý. Con tàu không tạo ra thảm kịch của những người tỵ nạn. Đã có ít nhất 5 triệu người VN hoàn toàn cùng quẫn dưới chế độ bị đàn áp tại VN. họ bị đẩy vào những trại cải tạo giết người, những người có quan hệ với chính quyền Mỹ, những người tư sản bị đẩy đi vùng kinh tế chết người không kém…“ (trong tác phẩm Christel und Rupert Neudeck: Zwei Leben für die Menschlichkeit)

Từ 03.3.1986, tàu Cap Anamur đã cứu được 88 ghe, sau đó tàu chạy qua kinh đào Suez (kinh nầy mở cửa từ 17.11. 1869), biển địa trung hải, mang theo 357 người về cảng Hamburg. Số người này được phân phối cho các tiểu bang. Tháng 4 năm 1987 Cap Anamur 3 lại ra khơi, cứu 14 thuyền tổng số 905 người, được Pháp và các quốc gia khác thâu nhận. Cap Anamur chấm dứt mọi hoạt động vào ngày 22.7.1987. Con tàu mang tên „Mary Kingstown“ mang cờ vương quốc Monaco, được xem là (Cap Anamur 4) hoạt động trên biển đông, chỉ cấp nước, thực phẩm, thuốc men, ngăn ngừa bớt nạn hải tặc Thái lan. Ủy Ban Cap Ananur ngày nay vẫn hoạt động giúp các nước nghèo đói, chiến tranh tai nạn thiên tai. Ông Dr.Rupert Neudeck không còn làm Chủ tịch Uỷ Ban Cap Anamur, nhưng ông tiếp tục chương trình Mũ Xanh giúp dân nghèo ở cao nguyên Việt Nam. Hình : Người từ phải tiến sỹ Albrecht cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen nhận 1 ngàn người Việt đầu tiên


Theo tài liệu của chính phủ những năm đầu, (hiện nay con số đó đã thay đổi) các tiểu bang đã thâu nhận người Việt tỵ nạn từ năm 1978: Bayern (12.082); Berlin (11695); Sachsen (9768); Niedersachsen (9666); Baden-Württemberg (6145); Nordrhein-Westfalen (5987); Sachsen-Anhalt (5285); Brandenburg (5125); Reinland-Pfalz (4274); Hessen (4024); Thüringen (3335); Mecklenburg- Vorpommern (2780); Hamburg (1259); Schleswig-Holstein (932); Saarland (556): Bremen (533). Tổng kết qua những đợt vớt của Cap Anamur là 11.500 người và một số đông theo diện đoàn tụ gia đình. Ngày 12/9/2009 Bộ trưởng bộ nội vụ tiến sỹ Wolfgang Schäuble cho bìết tổng số người Việt sinh sống tại Đức 90.000 người, trong đó hơn ½ là những người đến từ các nước Đông Âu. (Berlin nơi tập trung rất đông người Việt gốc miền Bắc).

 

 

Thuyền nhân hội nhập:

Thuyền nhân định cư theo từng tiểu bang, học Ðức ngữ từ 8 đến 10 tháng, được hướng dẫn tìm việc làm hoặc tiếp tục học nghề, muốn thi vào các đại học, được hội Otto Benecke Stiftung cấp tiền học thêm 8 tháng Ðức ngữ. Có chương đoàn tụ gia đình vợ chồng, trẻ em vị  thành niên làm thủ tục bảo lãnh gia đình. Bộ ngoại giao Đức can thiệp với chính quyền Việt Nam cho phép số người đoàn tụ gia đình trong vòng vài năm, tiền vé máy bay ăn học được chính phủ giúp đở. Nhiều Hội Ðoàn ra đời sinh hoạt, luôn nêu cao tinh thần tranh đấu tự do và dân chủ cho Việt Nam. Cộng đồng người Việt định cư khá ổn định và hòa nhập vào cuộc sống  nhập tịch Đức có nghề nghiệp vững chắc đi làm ở các hãng xưởng, một số người kinh doanh về nhà hàng, các quán ăn nhanh, thực phẩm Á châu. Thế hệ thứ hai trưởng thành theo học các đại học nổi tiếng ra trường với học vị cao xuất sắc, hoặc theo học các ngành nghề trở thành những chuyên viên kỹ thuật giỏi như người bản xứ.

Diễn văn ngày khánh thành tượng đài cảng Hamburg ngày 12/9/2009 Dr. Wolfgang Schäuble bộ trưởng bộ Nội vụ: „những người trước đây là những thuyền nhân tỵ nạn hiện đang hoà hợp chung sống trong xã hội chúng ta. Tôi phải ngỏ lời cám ơn họ về những đóng góp của họ cho nước Đức này, vì họ đã làm cho đất nước chúng ta thêm phần phong phú hơn. Sự hội nhập của người Việt Nam trong xã hội Đức hôm nay là một thành công lịch sử trên đất nước này.…“ Nhìn lại 30 năm, gần một nửa đời người sống ở Đức, bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn  được trường tồn và phát triển.

Người Việt tỵ nạn cộng sản không phải ai cũng ôm cái qúa khứ của mình trước 1975, mọi người đều hội nhập vào xã hội mới, nhưng không phải vì cuộc sống vật chất để rồi quên vấn đề chính tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi? Nhiều người không thích làm chính trị, đảng phái. Nhưng nơi nào có tham nhũng, bất công, độc tài, tất cả đều sẳn sàng chống lại và hảnh diện đứng dưới cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt tỵ nạn từ 30 năm trước bỏ nước ra đi vì tự do, không phải vì lý do kinh tế.
Hình (Ông Harry Voss là em ông Hans Voss đã qua đời là chủ tàu Cap, Harry là thuyền trưởng đầu tiên của Cap Anamur)

 

 

Người Việt tị nạn „ khách thợ“ từ Ðông âu:

Từ năm 1990 khi chủ tịch Gorbatschow thay đổi chính sách cai trị Glasnost „cởi mở“, Perestrojka „tái phối trí“ thì Liên Bang Sô Viết đổi mới toàn bộ. Ngày 02.05.1989 Ungarn mở cửa biên giới thông thương với Tây phương. Hàng ngàn người Ðông Ðức hướng về Budapest của Ungarn, chạy vào tòa Ðại sứ Tây Ðức để xin tị nạn, ngày 30.9.1989 ở trên lầu toà Đại sứ Đức ở Prag ngoại trưởng Hans Dietrich Genscher đã chào mừng những người từ Đông Đức đến xin tỵ nạn là một ngày mang lại tự do „Liebe Landsleute, wir sind zu Ihnen gekommen um Ihnen mitzuteilen, Dass heute Ihr ausreisen….der Tag, der die Freiheit brachte…“



Hình (tiến sỹ Franz Alt phóng viên báo chí và truyền hình giúp thuyền nhân VN)

 Các nước Ðông Âu thay đổi chính sách cai trị, kéo theo sự sụp đổ thiên đường cộng sản. Ðông và Tây Ðức thông thương từ ngày 09.11.1998 hơn 11 triệu người từ Ðông (DDR) sang Tây thăm viếng, chính phủ (CHLBD) cho mỗi đầu người 100 DM. Các siêu thị bán sạch hàng tồn kho, đi tay không nhưng về tay xách, vai mang triểu nặng hàng hóa. Sau ngày thống nhất nưóc Ðức thêm gánh nặng kinh tế, các hãng xưởng bên Ðông lỗi thời, đưa đến bế tắc việc sản xuất, số người thất nghiệp gia tăng, người đi làm (bên Tây Đức) phải đóng tiền thuế „đoàn kết“ hàng tháng cho đến nay chưa chấm dứt, để xây dựng miền đất phía Ðông, 41 năm bị tàn phá dưới chế độ CS  

Người Việt theo diện "lao động nghĩa vụ quốc tế “ tức là đi làm lao động trả nợ chiến tranh, dưới thời cộng sản Ðông Ðức (DDR) bị bóc lột tận xương tủy, họ không được học Ðức ngữ đi làm tại các hãng xưởng, đều có thông dịch viên hay các đội trưởng (cai) do đảng viên cộng sản người Việt chỉ huy, lương tháng bị khấu trừ nợ nần .. Sau khi mở cửa dân Ðông Ðức (DDR) sang Tây thăm viếng. Người Việt, nam, nữ lợi dụng cơ hội lúc giao thời bỏ trốn sang Tây, được người Việt tỵ nạn (boat people) giúp đỡ hướng dẫn các thủ tục xin tỵ nạn. Đây cũng là dịp may cho các chàng độc thân " chọn mặt gởi vàng“ .


  Các nước Ðông Âu đều có người Việt lao động hoặc du học sinh, tìm đường sang Ðức tỵ nạn. Hơn 60 ngàn công nhân lao động xuất khẩu còn hợp đồng làm việc bên Ðông (DDR) đứng trước hai ngã đường về hay ở? Chính phủ bồi thường mỗi đầu người  lúc đó là 3.000DM để hồi hương. Phần lớn họ không muốn vể, có một số người ở lại bán thuốc lá nhập lậu từ Ðông Âu qua các đường dây Mafia. Tại các thành phố bên Ðông như Berlin, Leipzig, Dresden bán thuốc lá kiếm khá nhiều tiền, mỗi ngày vài ba trăm Mỹ Kim, nhiều người trở thành „chủ nhân ông“ tạo nên nhiều băng đảng, thanh toán giết nhau. Suốt trong thời gian đó đã xảy ra nhiều vấn đề phức tạp đó là tệ nạn trong một tập hợp nhiều thành phần xã hội! Báo chí, truyền hình đều loan tin về việc trên, gây ấn tượng xấu cho người Việt Nam nói chung. Thời gian ngắn các băng đảng này bị dẹp tan, các tội phạm giết người bị truy lùng, bị kết án chung thân khổ sai hay bị trục xuất. Một số khác chạy trốn sang các nước Ðông Âu. Nhìn chung những người Việt là „tường nhân“ đến phần đất phiá Tây lập nghiệp thành công và hội nhập vào xã hội mới, nhưng phần lớn còn giữ quốc tịch Việt Nam. Chúng ta đều là người Việt không phân biệt Bắc-Nam-Trung. Nhưng trong dư luận bức tường vô hình là biên giới ý thức hệ không thể một ngày có thể xóa bỏ được! Điều đau lòng nhất, tình cờ tôi nghe người cảnh sát trưởng ở Berlin nói „hơn ½ tội phạm hình sự trong các trại tù ở Berlin mang họ Nguyễn như tôi„

Hàng năm vào các dịp Tết Cộng Ðồng Việt Nam, tổ chức tết mừng xuân hướng về quê hương. Ngoài ra các niệm Phật Ðường, chùa Viên Giác thường tổ chức Tết, Ðại lễ Phật Ðản hay lễ Vu Lan. Ðại Hội Công Giáo trong dịp lễ Hiện xuống thường tổ chức vào tháng 5 tại Aschaffenburg qui tụ trên 3000 Tín đồ. Sinh hoạt của hai tôn giáo lớn của người Việt tại Ðức là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu và Viên Giác phát hành đều đặng gần 3 thập niên trong Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn CS tại Đức và Thế giới. Ông Arnold Vaatz Phó chủ tịch liên đảng CDU/CSU tại Quốc Hội Đứctuyênbố trong ngày khánh thành tượng đài Hamburg: “Biến cố thuyền nhân Việt Nam 30 năm trước, chính là chất xúc tác làm dấy động, khiến dân chúng Đức nhận thức được giá trị của hai chữ Tự Do mà nung đúc ý chí quật khởi, để mười năm sau, bức tường ô nhục Bá Linh xụp đổ, chúng ta xóa bỏ hai miền Đông và Tây Đức đối đầu chủ nghĩa…Chúng tôi phải cám ơn người tỵ nạn Việt Nam…” 

Ba thập niên trước, thời đó dân biểu liên bang thuộc đảng SPD đã gọi thuyền nhân Việt Nam: „Verdammten der Meere/ những kẻ khốn cùng của biển„ . Bây giờ Người Việt đã trở thành công dân hữu ích của nước Đức đều có làm việc tốt, nhiều người đã về hưu. Luôn phát huy văn hóa tham gia các công tác xã hội, trước đây đã quyên góp cho dự án giúp ủy ban Cap Anamur và Grünhelme của Dr. Neudeck, giúp đỡ đồng bào bên quê nhà bị thiên tai bảo lụt, giúp các thương phế binh VNCH, trẻ em tật nguyền… Chúng ta phải đứt ruột rời bỏ quê hương sau ngày 30.4.1975 luôn hướng về cội nguồn dân tộc, không vướng bận hận thù của cuộc chiến tranh khói lửa tàn phá quê hương, nhưng chưa có niềm tự hào về dân tộc đất nước, bởi vì Việt Nam thống nhất 34 năm (1975 -2009) vẫn còn trình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trẻ em thất học, xuất cảng người đi lao động...

 Chúng ta là nhân chứng của lịch sử đã trải qua việc thống nhất Việt Nam và Đức Quốc rút ra một học bài học vô cùng cao quý, TỰ DO, DÂN CHỦ không phải là những điều bổng dưng có được, chế độ ĐỘC TÀI cộng sản đã và đang bị đào thải trên trái đất nầy. Kỷ niệm 19 năm thống nhất nước Đức, 20 năm bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức phát triển phồn thịnh trong hạnh phúc an lạc, tự do, dân chủ và nhân quyền. Dân tộc Đức hảnh diện như lời đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe (1749-†1832) đã viết trong bi kịch phần 1 „Faust I  Eine Tragödie“ năm 1808 „Vor mir den Tag und hinter mir die Nacht / về phía trước tôi là bình minh rực sáng và sau lưng tôi là bóng đêm tăm tối..“  

Die Flucht   Der Spielgel số 13 trang 36 -60 

Das Volkschreibt Geschichte Tage, die wir nie vergessen (Berlin Illustrirte Sonderausgabe 1989)

Die letzte Fahrt der Cap Anmur 1  Rupert Neudeck (Herderbucherei)

Rupert Neudeck Die Menschenretter von Cap Anamur  (C.H.Beck Munchen)
Universal Lexikon ( Faktum)
Zeitbild Die goldenen zwanziger Jahre(Ueberreuter)
Berlin mit Potsdam ( Freude )
Hình trên internet và của tác giả


Thế chiến thứ I (1914-1918)

 Tóm lược: Năm 1919 Hòa ước Versailles được ký kết giữa Đức và các nước Anh Pháp Mỹ. Nội dung của Hòa ước được công bố ở thủ đô Berlin ngày 7.5.1919 được soạn thảo bởi Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau. Hậu quả của Hòa ước Versailles là  gây bất mãn và phẫn nộ cho toàn thể nước Đức, họ chống đối mạnh mẽ việc chấp nhận bản Hòa ước Versailles "Vô lý".  Điều nầy cho thấy Đồng minh kém hiểu biết về tâm lý và ngoại giao để thuyết phục hoặc chuẩn bị tinh thần cho người Đức chấp nhận là họ phải gánh trách nhiệm đã gây ra chiến tranh và tự nguyện bồi thường thiệt hại. Người Đức nghĩ rằng họ đã bị  ép một cách tủi nhục. Hậu quả lâu dài và hết sức tác hại ở chỗ chính Hòa ước Versailles là một trong những vũ khí mà Hitler sử dụng để mê hoặc dân Đức và tiến lên nắm chính quyền.  Khi Hitler soạn thảo bản cương lĩnh cho Đảng lao động (tiền thân của Đảng Công Nhân Đức tức Quốc Xã) một trong các điều khoản của bản cương lĩnh này là đòi xé bỏ Hòa ước Versailles – là nguyện vọng của hầu như toàn thể người Đức.

Hòa ước quy định Đức phải trả lại cho Pháp miền Alsace- Lorraine, một vùng lảnh thổ cho Bỉ, và  ở Schleswig cho Đan Mạch tùy kết quả một cuộc trưng cầu ý dân – mà Bismarck đã chiếm trong thế kỷ trước sau khi đánh bại Đan Mạch. Hòa ước trả lại một số mảnh đất cho Ba lan, vài nơi tùy kết quả cuộc trưng cầu ý dân... Đây là một trong những điều khoản khiến dân Đức tức giận nhất, không chỉ vì họ bất mãn thấy tách rời miền Đông Phổ khỏi nước Đức bằng một hành lang cho Ba Lan đường thông ra biển. Người Đức cũng giận dữ không kém khi thấy hòa ước đòi hỏi họ phải chấp nhận trách nhiệm đã khởi động cuộc chiến và đòi họ phải giao cho Đồng minh.  Hoàng đế Wilhelm II, người bị kết án đã khởi động chiến tranh. Số tiền bồi thường chiến tranh sẽ được định sau, nhưng khoản đầu gồm 5 tỉ USD phải được trả trong thời gian 1919-1921 và có thể giao vài loại hiện vật than, tàu, gỗ, bò... thay cho tiền bồi thường. Hậu quả trên không thể thuận lòng của dân Đức. Người Đức cảm thấy bị tổn thương danh dự, bởi vì họ luôn tự hào về dân tộc họ. có thể đó là ngọn lửa khởi đầu của thế chiến 2 !