TRÂU TRONG ĐỜI SỐNG

Nguyễn Quý Đại

 Mùa Xuân ấm áp, cỏ cây đâm chồi nẩy lộc dưới nắng hanh vàng, buổi sáng tinh sương mặt trời chưa thức giấc đã nghe tiếng chim hót líu lo trên những cành cây xanh lá. Ong bướm bay lượn trong gió xuân thơm ngát mùi hoa, cảnh vật xinh tươi làm con người có cảm giác phơi phới yêu đời, hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng ở Âu Châu lễ Giáng sinh và Tết dương lịch (Tết âm lịch vào ngày 26.01.2009) trong mùa Đông giá lạnh, , khác bên quê nhà Việt Nam những ngày Tết rộn ràng nắng ấm. Hồi tưởng lại mùa xuân quê hương, kỷ niệm xa xưa vẫn còn trong ký ức cuả mỗi chúng ta khó có thể phôi pha với không gian và thời gian. Nên những lần Tết âm lịch đến, người Việt ở hải ngoại đều tổ chức Tết cổ truyền theo phong tục Á châu và thực hiện những giai phẩm xuân. Theo quan niệm từ xưa tới nay người nào sinh vào năm của hàng Địa-Chi hay hàng Thập Nhị Can Chi thì mang tuổi thuộc con vật đó. Năm 2009 thuộc Kỷ sửu, người nào sinh vào năm Sửu thì mang tướng tinh con trâu. Sửu dùng để chỉ thời gian từ 1 giờ tới 3 giờ sáng (đêm năm canh ngày sáu khắc). Tôi sưu tập tài liệu về trâu gởi đến độc giả, trâu gần với đời sống nông nghiệp Việt Nam từ nhiều thiên niên kỷ, hình trâu được khắc trên trống đồng thời Đông Sơn.

Họ hàng nhà trâu trong khoa học

Trâu thuộc bộ nhai lại (Ruminantia)
Giới (Kingdom, regnum) động vật (Animalia)
Lớp (class) động vật có vú (Mammalia)
Bộ (order) bộ guốc chẵn (Artiodactya)
Họ (Family) trâu, bò có sừng Bovidae
Phân bộ họ bò (Boviae)
Chi (genus) trâu (Bubalus)

Theo tài liệu trâu rừng sống trên Châu lục là tổ tiên của các loại trâu nhà.Trâu rừng ở Á châu được chia làm 2 loại: Wild Asiatic Buffalo, Wild Water Buffalo (Bubalus arnee) các loại trâu được thuần hoá thành trâu nhà: House water buffalo (Bubalus bubalis) Water Buffalo, Asian Buffalo, Asiatic Buffalo, Indian Buffalo .

Trâu rừng sống từ bán đảo Ấn Độ đến Trung Hoa, đầu tròn dài từ 240-300 cm, đuôi lông cứng dài 60-90 cm, vai cao từ 150-190cm, sừng dài nhọn và cong. Trọng lượng từ 800-1200 kilo, lông màu đen, xám hay nâu, có thể sống đến 25 năm, thường sống chung với nhau một bầy cùng ăn, cùng ngủ bảo vệ lẫn nhau, có những con trâu đực ”đầu đàn” to con mạnh sừng dài nhọn chống lại các loại thú dữ khác, (đời sống, tập tính các loại trâu rừng đều giống nhau). Trâu cái hàng năm, sinh một con nghé thời gian chửa đẻ hơn 310 ngày. Hiện nay chỉ còn một số ít sống ở trên rừng Đông Nam Á: Thái lan, Việt Nam, Lào, Malaysia, Sri Lanka, Borneo, Birma và Cambodscha.

 -Trâu lùn Anoa nhỏ con ở Đông Nam Á gồm các loại: trâu lùn đồng bằng Anoa (Bubalus depressicomis) trâu lùn miền núi Anoa (Bubalus quarlesi); còn các loại trâu lùn Tamarau,Tamaraw, Tamarao, Mindorol (Bubalus mindorensis), những khảo cứu về các loại trâu ở: Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tây, Đông Nam Á và Úc Châu cho thấy quá trình thuần hoá, phối giống khác nhau. Hình dạng trâu nhà lớn nhỏ theo từng điạ phương, sừng, màu da cũng khác nhau, trâu nước (Water buffalo/ Bubalus arnee) hơn 150 triệu con được thuần hóa trên thế giới. Ở Việt Nam có giống trâu nhà tên khoa học gọi là Buffalusindicus. Người Việt chọn và lai giống nhiều loại, trâu nhỏ con để kéo cày, loại to con để kéo gỗ, trâu da xanh đen, xám sẫm, nâu, vàng nhạt, có loại da sáng hồng, lông màu trắng, nên người ta gọi “trâu trắng, trâu đen”. Sừng dài, ngắn cong khác nhau để sống phù hợp với thiên nhiên, da trâu mướt láng bóng dày, tuyến mồ hôi không phát triển và không thoát ra ngoài được nhiều để hạ nhiệt cơ thể, để giải nhiệt chúng có thói quen thích nằm nơi nào có nước hay sình lầy, cho nên những lúc không khí mùa hè nóng sau khi cày ruộng, thân nhiệt tăng cao, oi bức khó chịu, miệng trâu thở ra bọt trắng, phải dầm mình trong nước. Răng trâu chỉ có một hàm dưới, lưỡi dài quơ lá, cỏ, cả thân cây đưa vào miệng rồi nghiến bằng hàm, dạ dày trâu có bốn ngăn để chứa thức ăn và nhai lại, chân có hai móng. Trâu rừng nhìn chung giống trâu nhà nhưng có vóc sừng rộng và dài hơn, chúng di động nhanh và nhẹ nhàng hơn trâu nhà. Khí hậu ẩm thấp của rừng nhiệt đới không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trâu, nhưng năm qua mùa đông ở miền Bắc Việt Nam quá lạnh đã làm cho hàng ngàn con trâu chết rét.

Trên thế giới quốc gia nuôi trâu nhiều nhất là Vùng Tây Bắc Ấn độ có nhiều loại. Hơn 77 triệu con gồm hàng chục giống trâu khác nhau như: Murrah, Nilli Ravi kundi, Surji, Mehsana, Jafarabadi, Kelabandi, Sambaipur…Loại trâu Murrah sừng xoắn, có nhiều nơi trên thế giới nhưng không chịu được nóng, Người Ấn thờ bò nên phát triển nuôi trâu để kéo cày, ăn thịt lấy sữa vì sữa trâu có ít Cholesterin trong lúc sữa bò có đến 3,14mg và nhiều chất: Kalzium, Eisen, Phosphor và Vitamin A. Hầu hết 90% trâu sinh sống ở Đông Nam Á Châu  

Ở Trung quốc cũng như Tibet (Tây Tạng) có loại trâu Yak (có người gọi là bò) thân dài 3,25m cao 2m, nặng hơn1000 kilo, sức khỏe dẻo dai lông màu: đen, đỏ nâu trắng, nhờ nhiều lông nên chịu đựng được thời tiết giá lạnh, trên dãy Hy Mã Lạp sơn, núi  Alpen hay Canada. Đức Đạt La Lạt Ma thứ 14 (Dalai Lama) ngày 17.4.1959 ngài bỏ trốn khỏi cung điện ở Lhasa, vượt đèo núi sang tị nạn đến Dharamsala Ấn độ, trên đường bị bệnh tiêu chảy ngài  phải cưỡi loại trâu Yak (Bos mutus).  

C:\Dokumente und Einstellungen\Dai\Eigene Dateien\Eigene Bilder\Yak.jpg

Các Quốc gia Luỡng Hà, Caucacus (Nga) cho tới vùng Balkan nuôi nhiều loại trâu để lấy sửa và ăn thịt. Những loại trâu nầy lông da xám đen, rất ít màu hung đỏ có đốm trắng ở đầu, chân và đuôi, đôi khi loang trắng ở mình, sừng dài xoắn uốn cong thành hình lưỡi liềm. Ai Cập loại trâu thường thấy là: Beheri và Saidi sừng ngắn hơi cong về phía sau.    

Tại Mỹ có loại trâu rừng American bison hay trâu của dân da Đỏ Indian buffalo (Bision bision) chủng loại Wisent (Bison bonasus) và Waldbison (Bison bison athabascae) sống ở Canada đến miền Đông nước Mỹ. Loại Präriebison(Bison bison bison) ở Mexiko, Rocky Moutains đến vùng Mississippi loại trâu rừng Bisons 350.000 con, ngày nay tìm thấy còn ở Nationalparks. Các loại trâu rừng ở Mỹ lông màu nâu sẫm có chấm trắng, mùa đông lông màu đen và mọc dày hơn, muà hè thay lông đen nhạt thưa hơn, đầu con đực dài 380 cm con cái 240cm, thân dài 3,8 m cao 1,95 đuôi dài 90cm, sừng ngắn, nặng hơn 900 kilo, bơi giỏi và chạy nhanh tốc độ 50 Km/H. Có râu dài, phần trên lưng xuống cổ, trên đầu và hai chân trước nhiều lông dài hơn 50cm  và sống thọ 25 năm


Abbildung 12: Konturen der Bisonarten (KNAPP et al., 1993)Abbildung 12: Konturen der Bisonarten (KNAPP et al., 1993)

 

Phi Châu có nhiều loại trâu:

Afrikanische Büffel/ African buffalos (Syncerus caffer)
Schwarzbüffel/ Black buffalo (Syncerus caffer caffer
Rotbüffel/ Red buffalo (Syncerus caffer nana)
Waldbüffel/ Forest buffalo (Syncerus caffer nanus)
Steppenbüffel/ Steppe buffalo (Syncerus caffer caffer)
Grasbüffel/ Grass buffalo (Syncerus caffer brachyceros)


C:\Dokumente und Einstellungen\Dai\Eigene Dateien\mz001349-Bison.jpg

 

Trâu rừng Phi châu sống rừng nhiệt đới, rừng thưa nhiều cỏ. Đầu tròn dài 210-340 cm, đuôi dài 70-1,10 cm, cao từ 100 -170 cm sừng dài nhọn và cong, trọng lượng 320-1000 Kilo lông màu nâu đen hay nâu đỏ, sống 16 năm nhưng nếu nuôi ở sở thú được chăm sóc có thể sống tới 26 năm. Trâu đỏ red buffalo có thể sống trên núi cao 4000m.

Trâu qua thi ca

C:\Dokumente und Einstellungen\Dai\Eigene Dateien\Eigene Bilder\buffalo.jpg

Từ thời thượng cổ người Việt sống về nông nghiệp, biết lấy nước sông để canh tác, những cánh đồng lúa bùn lầy, không thể dùng bò hay ngựa để cày ruộng, chỉ trâu giúp cho nông dân kéo cày bừa ở ruộng nước. Vào đầu năm theo lệ vua làm lễ tế thần nông và cày ruộng tịch điền, làm lễ  xong vua cầm cày, đường cày tượng trưng mở đầu cho một năm cày cấy được mùa. Hình luật đời Lý, đời Trần rất nghiêm minh, ai ăn trộm hay giết trâu bò bị phạt nặng. Trâu không thể thiếu trong việc canh tác của nhà nông, trâu là đầu cơ nghiệp nên, tình cảm qua thi ca con trâu thường được nhắc đến   

Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở, đuổi trâu ra cày

Cuộc sống thay đổi, chúng ta ở hải ngoại làm việc trong các công ty, khó thấy cảnh con trâu ung dung gặm cỏ bên bờ ao, nhưng nếu đọc những câu ca dao nói về cảnh đồng quê gió mát, liên tưởng đến lỗ chân trâu trên con đường làng bé nhỏ, tiếng gà gáy ban mai gợi nhớ một chút kỷ niệm khó quên.  

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Vốn sẵn có tình thương đối với gia súc, người nông phu đã nói với con trâu khi dắt trâu ra đồng

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn cho béo trâu cày cho sâu
Ở đời khôn khéo chi đâu
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần

Người nông dân đã đặt địa vị con trâu ngang với sinh hoạt trên cánh đồng, xưa và nay con trâu là một tài sản trong gia đình nông dân nghèo,

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa
Rạng ngày vác cuốc ra đồng
Tay cầm mồi lửa, tay dòng thừng trâu
Ruộng dầm nước cỏ bùn sâu
Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa
Việc làm chẳng quản nắng mưa
Cơm ăn đắp đổi muối dưa tháng ngày.

Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn tắm trâu, cưỡi trâu, ra đến miền quê chúng ta thấy hình ảnh quen thuộc của những chú bé mục đồng chăn trâu “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ, qua ca dao còn có chuyện thằng Bờm và  thằng Cuội chăn trâu

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ bên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vồng

Thằng Bườm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…  
       

Huyền thoại Ngưu Lang Chức Nữ, với chiếc cầu Ô Thước (Ô là con quạ, Thước là con chim Khách). Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Thượng đế vì say mê một tiên nữ dệt vải tên là Chức Nữ, nên bỏ bê việc chăn trâu. Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước vào đêm mùng 7 tháng Bảy. Lúc chia tay nhau cả hai đều khóc, nước mắt của họ rơi xuống trần gian thành cơn mưa nhẹ gọi là mưa Ngâu

Mồng bảy tháng bảy mưa Ngâu 
Con trời lấy chú chăn trâu cũng buồn
    

Người nông thân mật giúp đỡ lẫn nhau, bà con hàng xóm trở thành gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau, họ cảm thấy cuộc sống thoải mái, thân thương với môi trường sinh hoạt đầy ắp tình người, tình xóm giềng, nghĩa đồng hương. Đời sống nông nghiệp quanh năm vất vả, nên nhà nông thường ăn Tết lâu hơn thành thị, họ chọn tháng tư để đi mua bò trâu lo cho việc cày cấy

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm….

Dân tộc thiểu số có những lễ hội đâm trâu tế Thần, Tết trâu, xem trâu là Thần linh... Đồ Sơn bãi biển đẹp nổi tiếng về cờ bạc, cũng có ngày hội truyền thống chọi trâu

Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu

 Tục ngữ cũng thường ví von về trâu, với những lợi ích thực tế như: muốn giàu nuôi trâu cái, muốn lụn bại nuôi bồ câu. Hàng năm trâu nái đẻ một con nghé có thể bán hay nuôi lớn để cày bừa, loại chim bồ câu chỉ ăn hại (luá thóc đi đâu bồ câu theo đó), ngày nay người ta dùng biểu tượng con bồ câu cho hoà bình vì nơi nào giàu có no ấm dư thừa lúa gạo thì có bồ câu. Những con trâu dáng đẹp như: Trâu hoa tai, bò gai sừng, hoặc trâu chóp tóc, bò mũi mấu… ám chỉ những con trâu khỏe thì giá bán càng cao. Thời nay những người lớn tuổi thích về quê lấy vợ trẻ, người ta gọi trâu già thích cỏ non, hay  trong những liên quan xã hội như: trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết, hay sự ganh ghét lẫn nhau, trâu buộc ghét trâu ăn; trâu chậm uống nước đục, trâu ngờ ăn cỏ béo; trâu cổ cò, bò cổ giải; trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng; trâu dắt ra, bò dắt vào; trâu trắng đi đâu mất mùa đến đấy; trâu đi tìm cọc, cọc chẳng tìm trâu; trâu ho bằng bò rống; trâu khoẻ chẳng lo cày trưa; bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy; trâu lành không ai mặc cả, trâu ngã khối kẻ cầm dao; trâu chết để da, người chết để tiếng  v & vv

          Theo truyền thuyết thì trâu biểu hiệu sự sống lâu. Lão Tử (Lao Tsu) soạn Đạo Đức Kinh sinh vào thế kỷ thứ 6 trước CN (thời Chiến Quốc), Lão Tử khi về già nhận thấy chính sự của vương quốc đang tan rã đã cưỡi trâu xanh đi về hướng Tây qua đồi núi đến nước Tần và từ đó mất dạng. Tôn Tẩn là cháu của Tôn Tử (Sun Tzu) đời Xuân Thu (722-481 trước CN) Tôn Tẩn và Bàng Quyên là bạn đồng môn cùng học binh pháp, Bàng Quyên xuống núi trước được Huệ Vương nước Ngụy trọng dụng, Tôn Tẩn đến sau Bàng Quyên sợ Tôn Tẩn hơn mình tìm cách hãm hại… sau đó Tôn Tẩn trốn qua nước Tề được trọng dụng làm quân sư cho Điền Kỵ. Trả được thù xưa, trong trận thư hùng ở Mã Lăng. Quân Bàng Quyên bị tên bắn trong đêm tối thua bỏ chạy Bàng Quyên phải tự tử, quân sư Tôn Tẩn thường ngồi xe, còn có giai thoại ông cưỡi trâu ra trận (sử ký Tư Mã Thiên trang 229 viết Tôn Tẩn bị Bàng Quyên ghét bỏ vì sợ Tôn Tẩn hơn mình mượn pháp luật trị tội chặt chân và chạm vào mặt.. nhưng truyện Xuân Thu Oanh Liệt thì viết khác?)  Có thể cưỡi trâu an toàn hơn ngựa? Trần Tế Xương với cái thú cưỡi trâu:

C:\Dokumente und Einstellungen\Dai\Eigene Dateien\laotzu2.gif

Được tiền mua rượu
Rượu xong cưỡi trâu
Cưỡi trâu thế mà vững
Có té cũng không đau

 

                                

 Gia Cát Lượng Khổng Minh (181-234 trước CN) trong binh pháp dùng “mộc ngưu lưu mã” chế ra những con trâu gỗ, ngựa máy (?). Khi gắn cái lưỡi vào thì trâu gỗ cử động để vận chuyển lương thực trong thời gian đánh với Tư Mã Ý. Khi Tào Tháo vượt qua sông vị bỗng bị Mã Siêu đuổi theo. Tháo bị nguy kịch dù tướng Hứa Chử hết lòng bảo vệ. Đứng trên núi viên tri huyện Vi Nam là Đinh Phỉ bèn sai lính mở cổng trại thả hết trâu ra. Quân Mã Siêu đua nhau cướp trâu, quên việc đuổi đánh, thành ra Tào Tháo được trâu thế mạng và thoát nạn.

 Điền Đan danh tướng nước Tề, bị quân Yên vây thành, nhờ thu trong thành được hơn một nghìn con trâu, lấy vải quấn lên mình trâu, vẽ vằn rồng ngũ sắc, buộc mũi nhọn ở đầu sừng, cột cỏ khô, bông lau tẩm dầu mỡ vào đuôi như một cái chổi lớn. Sai dân chúng đào thành mấy chục chỗ làm hang, ban đêm dồn trâu chui qua hang ra ngoài thành rồi đốt những bó cỏ sau đuôi trâu. Đuôi trâu cháy nóng, trâu nổi điên xông vào quân Yên, cùng năm ngàn binh sĩ phá trại giặc, quân Yên thua trận…

 Trong lịch sử chuyện Đinh Bộ Lĩnh (924-979) lúc nhỏ chăn trâu, dùng cờ lau tập trận lớn lên có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước năm 968 lên ngôi Hoàng Đế. Đào Duy Từ (1572-1834) bị cấm thi nên bỏ Chúa Trịnh vào Nam giai đoạn đầu nghèo khó, phải chăn trâu cho phú hộ Trịnh Long ở Hoài Nhơn, Bình Định sau được Trần Hoài Đức biết ông giỏi chữ mời dạy cho các con, và gả cho con gái. Đào Duy Từ, trong thời kỳ chăn trâu đã viết “Ngoạ Long Cương vấn”. Sau đó được chúa Nguyễn trọng dụng, có công xây thành đắp lũy, Lũy Trường Dục và lũy Nhật Lệ ( tức lũy Thầy để chống lại chúa Trịnh Đàng ngoài. Huyền thoại Trạng Quỳnh cho đấu trâu với Tàu, thắng về mưu trí, trâu Tàu to hung dữ nhưng phải chạy thua trước một con trâu nghé. Ông đồ Nguyễn Văn Lạc (1842-1915) thời Pháp chiếm Việt Nam, nhìn thấy giới Sĩ phu thiếu tinh thần yêu nước, cúi đầu làm nô lệ cho bọn thực dân, nên ông đã vịnh bài con trâu năm 1862. Ngày nay đáng trách đảng CSVN để mất lãnh hải (Trường sa, Hoàng sa) lãnh thổ (Bản Giốc, Ải Nam Quan…) mà tiền nhân của chúng ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ ! 

Mài sừng cho lắm cũng là trâu
Ngẫm lại mà xem thật lớn đầu
Trong bụng lam nham ba lá sách
Ngoài cằm lém dém một hàm râu
Mắc mưu đốt đít tơi bời chạy
Làm lễ bôi chuông nhớn nhác sầu (1)
Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ
Năm dây đàn gảy biết chi đâu!

  1. Đời xưa lấy máu trâu bôi vào chuông mới đúc cho khỏi nứt

C:\Dokumente und Einstellungen\Dai\Eigene Dateien\Eigene Bilder\African.jpg

 Trâu trong những tác phẩm văn học, tranh vẽ, phim. Tranh Chăn Trâu Đại Thừa.(Munual of Zen buddhism) của tác giả Daisetz Teitaro Suzuki minh hoạ, nói lên Đại thừa lấy việc chăn trâu cho sự điều tâm. Trên đồng tiền Đông Dương thời thuộc điạ Pháp in hình con trâu, tác phẩm Con trâu của Trần Tiêu xuất bản năm 1940 nói lên sự khổ đau của người dân dưới chế độ thực dân và phong kiến.  Con trâu không thể thiếu trong truyện Lục Súc Tranh Công. Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh sản xuất phim Mùa len trâu (Buffalo Boy) dựng phim theo truyện Hương rừng Cà Mau của cố nhà văn Sơn Nam, phim diễn tả lại đời sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Vào mùa nước lũ phải vất vả dắt trâu sang vùng khác tìm cỏ cho trâu ăn. Ở Việt Nam sau 1975 nhà xuất bản Văn Học của CSVN phát hành tác phẩm “Ruồi trâu/ The Gadfly” của nhà văn nữ người Anh E.L. Voynich. Sau cuộc Cách Mạng Tháng Mười của Nga “Ruồi Trâu” được phổ biến rộng rải, bởi vì cộng sản theo chủ thuyết duy vật, vô thần cho tôn giáo là ảo tưởng là kẻ thù, nên đảng CS lợi dụng tác phẩm tiểu thuyết hư cấu, đề cao nhân vật Arthur “Ruồi Trâu” là người thanh niên hiến dâng cả cuộc đời cho lý tưởng cách mạng, nhằm đánh bóng chủ nghiã cộng sản chống lại tôn giáo. Có vài ba địa danh mang tên trâu như Bến Nghé (Sài Gòn xưa) Hà Nội có sông Kim ngưu, núi Cấm (Bảy núi) thuộc xã An Hào có miếu thờ “trâu dũng nghiã”…câu chuyện vui thời đại “làm thịt trâu”. Người em từ nước ngoài về thăm chị ở vùng quê, buổi sáng người chị đi chợ đưá con út đòi đi theo, người chị bảo “con ở nhà với cậu, mẹ đi chợ về thịt trâu cho con ăn”. Người em ngạc nhiên người chị hứa mà không làm? thắc mắc hỏi: tại sao chị nói dối với cháu làm thịt trâu  trẻ con cần dạy cho nó thành thật có nói có, không nói không …người chị không ngần ngại trả lời “xã hội bây giờ từ trên xuống dưới đều nói láo..” hứa thịt trâu không làm thịt là chuyện nhỏ hơi đâu bận lòng!

  Lợi ích của trâu

 Năm 1840 nhà bác học Đức Justus Liebig áp dụng hoá hữu cơ vào nông nghiệp và sinh lý học là một cuộc cách mạng cho nông nghiệp, ông là người khai sinh ra phân hóa học cho nông nghiệp ở Âu châu, nhưng nông dân Việt Nam nuôi trâu lấy lá cây bỏ vào chuồng làm phân bón ruộng rất tốt. Những quốc gia Âu Châu không ăn thịt hay uống sữa trâu, nhưng các quốc gia khác dùng trâu trong nghề nông, kéo xe kéo gỗ. uống sữa, và nuôi trâu để ăn thịt. Sừng trâu làm thủ công nghệ như: lược, tù và, cán dao, cúc áo….da trâu để bịt trống, làm giày, da trâu nấu thành a dao “ngưu dao ẩm” ngâm trong dung dịch vôi để quét tường hay pha với bột màu vẽ tranh không bi lem màu. Nghề Đông y dùng răng trâu “ngư xỉ”, nước dãi trâu “ngưu khẩu tần”, sỏi mật, sạn mật của trâu “ngưu hoàng” sao chế làm những vị thuốc để trị bệnh. Bác sĩ người Anh Edward Jener thí nghiệm đầu tiên năm 1796 cấy vaccin trên trâu thành công để chống bệnh đậu mùa.

Những quốc gia văn minh phát triển về khoa học kỹ thuật, ngườì  ta sản xuất máy cày, máy xới, máy bơm nước giúp cho ngành nông nghiệp đỡ vất vả và sản xuất lúa gạo nhiều hơn, ngược lại các quốc gia chưa phát triển trong đó có Việt Nam, vẫn còn sử dụng trâu trong việc canh tác. Việt Nam sau 34 năm thống nhất đất nước nhờ “đỉnh cao trí tuệ”, năm Mậu Tý con chuột láu lỉnh, không những gặm nhấm thực phẩm của con người, mà còn ăn đến cả tiền bạc, đất đai làm cho thị trường tài chánh khủng hoảng, kinh tế suy thoái để đời sống dân nghèo thêm gian nan, khốn khổ,

 Năm Kỷ Sửu 2009, con trâu ăn cỏ dù chậm chạp nhưng sức khỏe tốt làm việc siêng năng, sẽ giúp con người vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế mang lại yên vui. Chúng ta nên quên đi những buồn phiền năm cũ, cùng đón mừng một muà Xuân hy vọng nhiều thành công và tiến triển tốt đẹp hơn năm qua. Kính chúc gia đình độc giả luôn bình an và may mắn

Tài liệu tham khảo

Das Tierlexikon và Natur Lexikon
Sử Ký Tư Mã Thiên
Xem tướng 12 con giáp của Vũ ngọc Khánh và Trần Mạnh Thường 
Tục Ngữ Ca dao Việt Nam cuả Nguyễn Văn Ngọc