Con tàu đang chạy êm êm bỗng dưng rùng
mình chậm lại. Tiếng loa phóng thanh thông
báo
"Đoàn
tàu SE2 đã đưa quý khách về đến ga Đà Nẵng…". Tâm trạng bồn chồn, nôn nao,
náo
nức chợt xâm chiếm tâm hồn mình, nghe lòng
rưng rưng xao xuyến của kẻ tha phương về
thăm lại cố hương.
Dòng người chen chúc
ngược xuôi lên tàu, xuống bến. Mình lạc
lõng bơ
vơ giữa cơn nắng rát đầu hạ.
Đã làm thân viễn xứ 38 năm rồi còn gì!
Tất bật với gia đình riêng, bận rộn với công tác hàng ngày và những lo
toan cơm áo gạo tiền, nuôi dạy con cái
trong đời
thường.
Ra đi từ thuở mái tóc còn xanh
mượt mà, gót son nhí nhảnh cùng tiếng sáo
chân
chim. Thời gian ơi ! Phũ phàng quá ! Để
giờ sắc nhan tàn tạ, tóc xác xơ pha màu
sương
tuyết, họa hoằn một vài lần về thăm với
năm đợi tháng chờ mòn mỏi của Mẹ Cha.
Hoài vọng trở về quê hương ấm yêu để thăm
lại ngôi trường Phan Thanh Giản hun đúc trong
lòng.
Xúc cảm chợt dâng đầy thổn
thức, nồng nàn sâu lắng mơ về trường
xưa lớp cũ. Bảy năm gắn bó với mái trường thân
thương ngút ngàn bao kỷ niệm, nỗi nhớ
nhung
đong đầy theo năm tháng.
Cho dù cuộc sống
đã bén rễ xanh cây nơi xứ người, song miên
viễn vẫn là nỗi khát vọng vô biên về miền
quê hương. Nó như một hành trang vương
vấn trói buộc trên mọi nẻo phong trần ngọt
ngào và cay đắng.
Chạnh lòng hoài niệm. Ai đã một thủa dấu ái mật ngọt của thời áo trắng
trinh nguyên. Vành nón bài thơ e ấp bao
mảnh tình thơ mộng. vẫn như tâm hồn nguyên
bạch của tuổi học trò trắng trong mà hồi
ức hiển hiện bao hình ảnh thân thương và
cao quý. Ngày đó, các Thầy Cô như chim
mẹ hướng dẫn đàn chim non luyện cánh bay
vào vùng trời bao la.
Thầy Toán đã khai
trí những phương trình khó giải, những
định lý, tam thức, hình học giải tích
lạ lẫm.
Thầy Hóa chỉ dẫn tận tình từng ký hiệu,
các phản ứng hóa học.
Thầy Lý với chủ đề về lực nén, lực hút,
lực đẩy cùng cơ năng điện năng rành rọt.
Nhờ Thầy, các em biết đến các
danh nhân lịch sử, những chiến tích hào
hùng như Bạch Đằng Giang mà sử xanh mãi
ghi danh ngàn đời.
Thầy đã truyền dạy đạo đức làm người, cách
đốn nhân xử thế, lòng nhân hậu và các kỹ năng sống trong giờ giáo dục công dân.
Nhờ Thầy, mình am hiểu các địa danh trong cả nước,
địa đầu giới tuyến đến lãnh hải thềm lục địa.
Và Thầy đã giáo huấn về vạn vật thiên nhiên, sự sinh
tồn của loài động và thực vật theo quy trình biến thiên của Trời Đất tận ngọn
nghành.
Ngày đó, sinh ngữ
Anh Pháp đọc và viết còn nhiều lạ lẫm, nhưng đã lãnh hội được những gì Thầy
dạy thì chẳng khó khăn gì.
Tuổi thơ như chùm khế ngọt, thơm tho như
hoa cau, hoa bưở, trinh trắng như màu hoa sứ dịu êm. Nên những cung đàn tiếng
nhạc réo rắt trong giờ nhạc đã
thăng hoa tâm hồn.
Rồi những nét vẽ điêu luyện, mượt mà uyển
chuyển, hài hòa dễ làm lay động lòng người.
Tất cả bao văn hóa về tri, trí thức, các Thầy đã trao
giảng cho các em với cả tấm lòng, thật chu đáo và thiết tha.
Gương mặt tươi sáng, ánh mắt nhân từ
của Thầy Văn có
học trò nào dễ quên. Thầy dạy dỗ với tấm lòng đầy nhiệt huyết, bằng cả trái
tim và khối óc tinh tế của mình.
Lòng quảng đại, bao dung và đồng cảm có
Thầy Võ Anh Dũng. Thầy đã dạy dỗ, trao đổi kinh nghiệm với học trò rất cởi mở và chân
tình
…………………………………………………………………………………….
Thầy
Xuân, Thầy Trị, Thầy Đức đã
miên viễn bình yên nơi cõi vĩnh hằng,
nhưng vẫn tồn tại trong lòng bao thế hệ học trò với niềm tôn kính.
Em thắp
nén hương lòng cầu xin các Thầy phiêu linh nơi chốn thiên đường.
Tất cả đã xa rồi. Còn chăng là hoài niệm. Thầy trò vẫn bao phương trời cách
biệt. Nhưng trong tận cùng ngăn tim, xin các Thầy chấp nhận một tấm lòng
trân trọng tri ân.
Ngôi trường Phan Thanh Giản dấu yêu ngày nào bình yên tọa
lạc
trên con đường ngập tràn Hoa Phượng thắm ngày xưa. Màu máu của con tim.
Màu yêu thương vĩnh cửu. Ve kêu ri rả gọi
Hè sang gợi bao niềm nhớ. Các dãy lầu
đối diện ôm ấp bao kỷ niệm ấm êm tuổi học trò. Những cột bóng rổ ở hai
đầu ngày xưa đã chứng kiến bao thăng trầm,
bao niềm vui nỗi buồn thuở thánh khiết
băng trinh. Nó gói giữ những nụ cười e ấp, những ánh mắt vấn vương, những
rung động đầu đời.
Để rồi ngày ấy! Vẫy tay giã từ phố thị thân thương, ngôi trường yêu
dấu, nó trở thành hành trang, ký ức lưu luyến mà mỗi giây hồi tưởng vẫn thất
thắt lòng. Sau hai lần chẳng đạt "Hội
Long Vân", mình chọn nghề
truyền thống của gia đình. Khoác lên mình chiếc áo blouse thánh khiết
tình người. Đăng trình độ tuổi đôi mươi về miền xa lạ lẫm giữa mùa Hè đỏ lửa
1972. Chiến tranh ngập trời khói lửa. Bom đạn cày xé tả tơi. Những
mảnh hình hài
không nguyên vẹn. Máu đổ thắm đỏ ruộng vườn.
Mình nhập cuộc với đôi bàn tay học trò thành đôi bàn tay điều dưỡng. Nhận
thức sâu sắc vê tình nhân loại, nghĩa đồng bào, mình âm thầm miệt mài phục
vụ, chăm sóc bệnh nhân. Lất lòng nhân hậu
tận tình cứu chữa xoa dịu nỗi đau
của bao mảnh đời nghiệt ngã, bất hạnh. Và mình luôn tâm nguyện một
lòng sẽ thực
hiện và hoàn thành những hoài vọng mà Cha Mẹ và Thầy Cô đã kỳ vọng
để áp
dụng trên vạn lý đường đời.
Hiện hữu mình về thăm trường cũ, không
còn nguyên xưa,
nhưng hai hàng phượng vĩ vẫn miên man trong giá Hạ, những cánh hao
đỏ ối phả hương thầm gây nỗi niềm nhung nhớ bạn bè da diết. Cố nhân
tháng ngày vẫn khuất chìm theo dấu chim bay. Sắc Hạ đầu mùa khơi hoài niệm.
Ngậm ngùi hồi tưởng từng khuôn mặt thân thương, gọi ký ức làm nhân
chứng cho những xúc cảm dạt dào bùng cháy.
Hỡi Điểu! Hỡi An! Hỡi Nhàn! Như
Ý, Lộc Hà,
Song Phượng … cho đến bay giờ vẫn chưa một lần tương phùng, hạnh ngộ.
Qua bao năm tháng thăng trầm, qua bao chặng đời thác ghềnh gai góc,
qua
bao nghiệt ngã tình đời, phong trần dạn dày gót chân chai sạn, chúng
mình lưu lạc
nhau biết kiếm tìm ở phương trời nào?
Giờ mình ở đây. Bùi ngùi. Cô
đơn. Bơ vơ độc thoại, tự tình trước cổng trường để thương để nhớ. Bâng khuâng
ngơ ngẩn
hồi tưởng trường xưa lớp cũ, chạnh lòng nghĩ đến Thầy Cô, bạn bè một
thủa. Cho dầu cuộc sống có bĩ bàng đi nữa, với mình tuổi học trò dấu ái không
lịm tắt
trong tim.
Đời người vẫn tâm niệm một lòng: "Nhất
tự vi sư, bán tự vi sư"
Những ngày lưu lạc xa quê, mình vẫn thầm gọi tên trường Phan Thanh
Giản,
tên Đà Nẵng quê Cha, tên sông Hàn quê Mẹ với lòng quý mến vô biên,
cho đến buổi cuối đời:
"Giật mình tuổi đã da mồi,
Đổi thay tóc đã pha chồi tuyết sương.
Dù cho trăm nhớ ngàn thương,
Cũng đành khâm liệm dư hương một thời.”