Tiểu
Sử Phan Thanh Giản
Ông Phan Thanh Giản (1796-1867), gốc người Minh Hương, lúc đầu, gia đình
định cư vùng Bình Định, sau di cư vào vùng Ba Tri Bến Tre.
Tiến sĩ đầu tiên tại vùng đất mới phương Nam năm 1826.
Tham chánh, do tánh tình cương trực, bi thăng gián nhiều
lần: Ông đã là Thượng Thơ Bộ Hình, Bộ Hộ, trưởng
đoàn thương thuyết tại Pháp để mong chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Nhờ xuất ngoại nhiều lần, Ông nhận chân sự ưu thế của khoa
học và kỷ thuật, dâng sớ mong Vua và triều đình Huế sớm
canh tân đất nước về mọi mặt. Vua không để ý,
triều đình không nghe, Ông đã tâm sự:
 Từ ngày đi sứ đến Tây kinh,
 Thấy việc âu Châu phải giật mình.
 Kêu rủ đồng bang mau thức dậy
 Hết lời năn nỉ chẳng ai tin!
Đang
đảm nhận nhiệm vụ Kinh Lược Sứ miền Tây Nam Kỳ, xâm lược Pháp
đem quân đe dọa bản doanh Vĩnh Long và xua quân đánh chiếm An
Giang và Hà Tiên; đưa tối
hậu thơ buộc Ông phải lên tàu chiến Pháp đang neo tại
Vĩnh Long để thương thuyết.
Biết rõ dã tâm của xâm lược Pháp và thực lực của quân ta; Ông Phan Thanh Giản,
một
mặt cho án
binh bất động, một mặt cho mật báo với Triều Đình Huế để xin chỉ thị.
Chờ,
chờ mải không được tin:
Trạm Bắc ngày chiều tin điệp vắng
nhưng được hung tin: An Giang và Hà Tiên đã lọt vào tay xâm lược Pháp! Người
quân tử đất Bến Tre cùng đường, chọn cái chết để giãi bày lòng trung quân
ái quốc.
Hành động cuối cùng: tại đất Vĩnh Long,Ông Phan Thanh Giản dặn con cháu sau
nầy không được hợp tác với thực dân Pháp, Ông hướng về phương
Bắc, lạy Vua 5 lạy
rồi tự
kết liễu đời mình bằng chén độc dược sau 17 ngày tuyệt thực.
Danh
sĩ phương Nam –Phan Thanh Giản-vĩnh viễn ra đi ngày 4/8/1867.
Trong
các bài điếu văn, bài thơ truy niệm Phan Thanh Giản của cụ Đồ
Chiểu thường được
hậu thế nhắc lại để tỏ lòng kính phục Phan tiên sinh:
 Non
nước tan tành hệ bởi đâu
 Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu
 Ba triều công cán vài hàng sớ
 Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu
 Trạm Bắc ngày chiều tin nhạn vắng
 Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu
 Minh sinh chín
chữ lòng son tac
 Trời đất từ rày mặc gió Thu!
Phan
tiên sinh là nhà ái quốc, chống đỡ giang san Việt trong hoàn cảnh
vô cùng nghiệt ngả.
Thế kỷ 15, Việt Nam có danh sĩ Nguyễn Trải
Thế kỷ 19 chúng ta cóđại công thần Phan Thanh Giản