Houston Hội Ngộ


Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ:

---Ông làm ơ n lấy dùm tôi nhữ ng bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt.

---Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi nhữ ng tiếp viên ở đầu phi cơ .

Thọ đang ngồi phía đuôi, tiu ngỉu nhìn lối đi giữa hai hàng ghế xa quá là xa, cố gắng ngăn chận ý muốn chen lấn ẩu của người dân da vàng mũi tẹt. Nhận được mấy tấm tranh, Thọ là người chót rời phi cơ . Hành khách đông quá là đông xếp hàng trật tự trước 40 cửa, mỗi cửa có hai trạm xét, vị chi 80 nhân viên Mỹ hoạt động tích cực. Nước Mỹ nổi danh ra dễ khó vào, có người bị quay cả nửa tiếng làm thiên hạ sốt ruột căng thẳng. Thọ được Mỹ đóng chiếu khán sau 1 giờ 30 phút chờ đợi.

Thời trước 75, những người phi công được tiếng có chiều cao lý tưởng, nhưng ở xứ cờ Hoa nhân dáng chàng A37 trở thành Xì-trum lạc lõng giữa đám dân da trắng. A37 cười tươi tắn siết chặt Thọ vào vòng tay, giọng miền Nam ngọt ngào:

--- Thấy thiên hạ ra hết cả rồi làm anh lo quá trời!

Mặt mũi bơ phờ , Thọ nói:

---Em còn lo hơn anh! Em bị họ đổi trạm xét, lụi đụi tay xách nách mang làm mất vé máy bay rồi. May mà họ không hỏi vé khứ hồi như bên Cali năm ngoái, nếu không phải nhờ họ điện thoại gọi anh. Em lo anh quên điện thoại ở nhà thì còn phiền nữa! Em tính đường cùng em nói họ gọi tên anh ở phòng đợi. Em còn lo anh không đem theo bản copy vé. Nhưng em lo nhất là họ không hiểu nổi tiếng Mỹ đặc biệt của em!

A37 cười ngất:

---Lo gì mà lo dữ thần dzậy em! Anh có đem theo bản copy vé của em nè.

Căn nhà của A37 tọa lạc giữa khu đông đúc Mỹ trắng. Thọ thở dài nhẹ nhõm vì mụ cứ tưởng A37 tọa lạc nơi khỉ ho cò gáy của vùng Texas, lẻ loi giữa đồng trống với vài tay Cow-boy cởi ngựa, và mụ sẽ tha hồ hồi hộp nhớ đến những phim tội ác trên đất Mỹ. Khí hậu oi bức như ng trong xe và trong nhà thường trực có máy lạnh, dễ chịu không như Việt nam. Những buổi sáng sớm Thọ khoan khoái hít thở không khí trong lành của khu vườn nhỏ, giữa những cây thông cao già cao ngất có đôi sóc chạy đuổi nhau chí choé (những chú Sóc ở đây bự con hơn Sóc xứ Phú Lãng Sa!). Tiếng chim hót líu lo và mấy cây chuối đang trổ bông trổ trái gợi nhớ khu vườn tuổi nhỏ đem lại cho mụ một trạng thái bình an dễ chịu. Những đóa hoa hồng trong phòng ngủ và bình hoa đủ màu sắc giữa phòng khách của đứa con gái A37 trang hoàng, mang dấu hiệu niềm nở đón mụ nhưng mụ vẫn cảm thấy thiếu một điều gì đó. Phải rồi! mụ nhớ con gái của mụ và bóng dáng nhỏ nhắn của nàng Minie bốn cẳng thân thương.

Chỉ còn một tuần nữa là ngày Đại hội Quảng Đà, Thọ ghi danh triển lãm nên chuyện cấp kỳ phải lên khung cho 9 bức tranh (sơn dầu, pastels và aquarelles). Sáng chủ nhật A37 chở Thọ vào các tiệm làm khung, giá đau tim sơ sơ mỗi khung tranh $149,00 và thời hạn 2 tuần lễ. Khung làm sẵn chỉ nửa giá nhưng màu sắc không vừa ý, A37 hứa sẽ cạo sơn lại, tuy nhiên vẫn còn hai bức tranh không tìm được đúng kích thước. Thúy, người đẹp thủ quỹ trường Phan thanh Giản điện thoại từ Cali hỏi thăm, Thọ được dịp dài dòng kể lể. Thúy đề nghị mail hỏi những người trong ban tổ chức Phan châu Trinh. Nguyễn ngọc Tuý gởi tới 1 lô địa chỉ với lời: <Chúc anh Khánh Thọ may mắn tìm được người làm khung tranh>.

Đang kiếm chỗ ăn trưa thì điện thoại reo. Một phi công bạn đang ở West Houston Airport gọi A37 rủ ôn đi ăn. Tới nơi ôn Anh ngạc nhiên vì ôn không ngờ có sự hiện diện một bóng hồng (hơi héo!) bên cạnh A37. Vào Baker Cypress ăn bò nướng vĩ, bò nướng lá lốt, cá nướng chấm mắm nêm. Hai ôn ở Mỹ từ 30 năm và lấy vợ Mỹ nhưng cuốn bánh tráng thành thạo, trong khi Thọ vụng về bỏ màn cuốn bánh rắc rối, có lẻ ở xứ Pháp mụ thiếu thực tập vì chỗ mụ ở không có nhà hàng bán đồ ăn Việt nam.

Trước khi chia tay, A37 ghé vào Airport thả ôn Anh. Máy bay riêng của ôn nằm bên cạnh chục chiếc máy bay nhỏ. Được biết bên Mỹ muốn lái phi cơ loại này phải có licence dân sự . Nhiều phi công Việt cũng như Mỹ say mê thú vui tung mây lướt gió vẫn chịu chi giá mắc hơn căn nhà cho chiếc phi cơ hai chỗ ngồi nhỏ bé.

Ái nữ của A37 mời Thọ tới nhà ăn tối chủ nhật. Đứa con gái mang hai dòng máu Mỹ - Việt mồ côi mẹ từ hơn một năm nay hân hoan chào đón người đàn bà mà nó đặt nhiều hy vọng mang lại hạnh phúc cuối đời cho người cha thân yêu. Jenny có nhiều nét Á Đông với nụ cười luôn nở trên môi. Đứa cháu ngoại 6 tuổi ngoan ngoãn ngồi trên đùi cho Thọ vuốt ve mái tóc vàng óng ả. Con bé nhanh nhẩu dành thay mẹ dẫn đường khi Thọ hỏi lối vào toa-lét. Thọ cảm thấy một cánh cửa chân tình đang dang tay rộng mở chờ đón bước chân ngập ngừng của mụ.

Gặp bạn

Những con đường nhỏ ở Houston rộng gấp 3 lần những con đường thông thường trên đất Pháp. Highway thì khỏi nói! line nhiều vô số kể! Vào downtown, hình ảnh vẻ đẹp tân kỳ của những tòa building hình hộp cao ngất trên tấm carte postale gi ờ đây hiện rõ ràng trước mắt Thọ. Vào nhà hàng Kim Sơn đợi người bạn Phan châu Trinh quen qua Internet, Thọ nhìn mặt từng người đàn ông xấp xỉ 50-60 , tự đặt câu hỏi đây có phải Trần việt Hùng, nhà tiến sĩ vật lý kiêm tiến sĩ toán xứ Mỹ? Chắc mẫm ôn ni rồi, Thọ hớn hở tiến tới hỏi giọng sôi nổi:< Hùng phải không?>. Người đàn ông lắc đầu.

Đang lui cui đọc số phôn cho A37 gọi Hùng thì một người đàn ông dáng dấp trí thức bước tới bên cạnh. Thọ sợ <bé cái lầm> nên không tỏ lộ phản ứng. Mấy giây quan sát, giọng Thọ yếu ớt: <Hùng hả Hùng?>. Sau sự xác nhận, đôi bạn cảm động ôm choàng vai nhau. Bộ ba trò chuyện tương đắc mở đầu món cua rang muối. Nhâm nhi ly rượu vin đỏ, Thọ hỏi:

---Hè năm rồi tụi bạn Đà nẵng còn nhắc chuyện Hùng coi lộn thời khóa biểu, ngày thi tú tài ngủ quên đi trễ giờ nên bị thi rớt một năm.

---Hồi đó một người bạn cố tình chơ i Hùng. Tin tưởng lời bạn, Hùng đi thi bị trễ nên giám thị không cho vào, nhưng trong cái rủi có cái may, nhờ một năm thi rớt rảnh rỗi, Hùng học trước một số chương trình quan trọng, thành ra qua Mỹ học dễ dàng hơn những người du học trước Hùng.

Thọ lẩm bẩm:

---Bạn bè chơi kiểu gì ác nhơn!

Những dĩa thức ăn từ từ vơi theo những câu chuyện sôi động. Hùng bỗng nhìn vào mặt A37, nói:

--Anh có nụ cười đẹp và hiền.

Thọ chọc:

---Người được khen có nụ cười đẹp sướng quá chời! Cười cái nữa coi!

A37 lần này cười một cách bẻn lẽn.

Hùng và Thọ được dịp cười ngặt ngoẽo.

 

Hội ngộ Phan thanh Giản

Mỗi chiều A37 đi làm về, bắt tay ngay vào việc sơn khung tranh và làm giá vẽ để tranh. Thọ không biết cưa bào đục khoét, mụ chỉ biết khen ngợi động viên tinh thần chiến sĩ. Ôn nói:

---Chuyện bán tranh của em coi bộ khó à nghen! Bán đấu giá họa may! Anh nghĩ tranh của cô Mộng Hoàn sẽ bán được hết vì tụi học trò thương cô và hơn nữa giúp học trò nghèo PCT. Tụi học trò của em đâu?

---Em dạy trường nhỏ, chỉ liên lạc được vài đứa.

Ôn cười hóm hỉnh:

---Hổng sao! Thiên hạ sẽ mua giá vẽ của anh. Héhéhé!!!

Tối thứ sáu tạm gác việc qua một bên, A37 chở Thọ tới nhà Huyền Linh, cách nhà khoảng 1 giờ xe chạy. Thọ đọc bản chỉ dẫn, mụ phát âm tiếng Mỹ bập bẹ một cách khó khăn:

---Tiếp tục đi và exit at Barker Cypress, tuột lép lên cầu.

---Trời ơi em phát âm kiểu gì dzậy!? turn left.

---Em cứ nhập tâm chữ tourner của Pháp.

---Dễ dzậy mà em không biết đọc sao!?Anh văn là sinh ngữ chính của em mà!

--- 30 năm rồi không xài tiếng Mỹ làm sao em nhớ !

----Anh vẫn còn nhớ tiếng Pháp nè!

Mụ thầm rủa: < Cha này ngoan cố chế dầu vô l ửa !>. Mụ cay đắng:

---Có lẻ anh có khiếu. Hồi còn đi học em đã không giỏi Anh văn.

---Nhưng mà chữ này dễ!

Mụ uất lên:

---Anh lấy vợ Mỹ nên anh chưa bao giờ thấy sự khó khăn của người Việt. Em tới đây như một đứa con nít, anh phải dìu dắt em, anh chỉ cần nói<em nói sai rồi> và anh sửa cách phát âm cho em là đủ. Cần gì anh phải nói giọng đó!

Mụ quăng tờ giấy xuống đùi, giận dỗi:

---Thôi anh tự tìm đường đi, em không đọc nữa!

A.37 dịu giọng:

---Anh xin lỗi em, anh bậy quá!

Không khí u ám nặng nề đe dọa chiến tranh Mỹ-Pháp từ từ lắng dịu, cùng lúc bàn tay phải của Việt kiều Mỹ rời volant vươn qua vuốt ve cánh tay trần của Việt kiều Pháp ngỏ ý xin đình chiến.

Bước vào nhà Huyền Linh thấy lố nhố những khuôn mặt lạ.Trên bàn bày la liệt thức ăn dở dang. Dân Houston và các bạn tới từ Cali, Canada...Nhạn, Thúy, Châu, Hiệp, Linh, chị Vân,Thiếu Lan, Ngọc Lan, Oanh, Đỗ như Ngọc(họa sĩ từ Việt nam qua)...Nhận ra Hương Tân Mỹ, hai mụ mừng rỡ tía lia vì đã bặt tin hơn 30 năm. Thọ chỉ lo hoảng rể A37 sẽ bị lạc lõng, không ngờ ôn gặp lại hai đồng đội Như và Lộc. Cả bọn kéo nhau lên lầu tập đồng ca <Trường làng tau>. Mới dợt một lần ngoáy lui đã phát hiện các ôn chuồn xuống tầng dưới uống bia đấu hót. Đám cựu nữ sinh kiên nhẫn tập dợt nhiều lần theo tiếng nhạc chết phát ra từ máy. Ca sĩ Ngọc Lan cất giọng solo thánh thót. Thọ bị thất nghiệp vì người đệm đàn vắng mặt. MC Huyền Linh dặn dò Thọ chiều hôm sau 5 giờ tới Westin Hotel dợt với ban nhạc trước khi trình diễn cho chắc ăn.

Hội ngộ và văn nghệ liên trường

Westin Hotel là một khách sạn Mỹ sang trọng rộng rãi, ăn thông với shopping tấp nập người đi lại. Trong thang máy xuất hiện nhiều tà áo dài Việt nam sắc màu rực rỡ . Lên tới tầng lầu thứ 24 quang cảnh sôi động với những khuôn mặt sồn sồn và bô lão. Nếu thời đại này không có thuốc nhuộm tóc thì chắc chắn 90% quan khách xứ Quảng hôm nay có cơ hội biểu diễn những đầu tóc bạch kim. Nếu trên đời này thiếu mỹ phẩm trang điểm thì những người đàn bà xứ Quảng không thể mang dáng vẻ hớn hở tự tin trong ngày Đại hội. Thọ còn đang ngơ ngác bỗng thấy xuất hiện Ngọc Lan sốt sắng dẫn đường đi gặp ban nhạc.

Trong phòng tập gặp nhạc sĩ Toàn, thấy quen quen, thì ra năm ngoái Thọ đã gặp Toàn trong bữa tiệc cưới ở Đà nẵng. Toàn chơi orgue nhà nghề, kiếm ton ăn khớp rất nhanh, bài <Poupée de cire, poupée de son>chỉ dợt hai lần. Toàn trấn an mụ ca sĩ dổm:

---Chị khỏi lo, lỡ hát trật cũng không sao, nhanh chậm gì em cũng theo được.

Phù chí Phát, cựu PCT có khuôn mặt tài tử Đại Hàn ký tặng Thọ CD tình khúc <Hát từ xứ lạ>.

Phạm Phước, cựu PCT có năng khiếu về computeur không quên cho Thọ DVD gala Đại hội.

Đang phóng mắt nhìn xuống đường phố từ tầng lầu 24, thì một ôn PCT dáng dấp xì-trum, đầu cạo nhẵn thín cầu thủ đá banh, có nụ cười dễ mến (quyến rủ!) gọi Thọ. Lờ mờ trong trí nhớ hình ảnh ôn Nguyễn Hải vào những ngày còn tiểu học được Má dẫn tới nhà ôn chơ i. Ôn Túy đứng bên cạnh, cười hỏi:

--- Khánh Thọ đây à, trong mail tui cứ đinh ninh là... anh Khánh Thọ. Làm khung tranh xong chưa?

Sau lời Thọ cám ơn, ôn Túy giương máy hình, giọng phó nhòm thiếu tự tin:

---Tui mới mượn của thằng con, tui chưa rành xử dụng máy, không biết sao đây!

Thọ khuyến khích:

---Anh cứ bấm đại.

Tài nghệ ôn cũng không đến nổi tệ, ôn cho coi hình ảnh Thọ và ôn Hải kề vai (hơi sát má!) cười toe toét.

Thọ giỡn:

---Tấm hình này anh Túy nhớ giữ kỹ, bán lại cho bà xã anh Hải 100 đô như chơi!

Hai ôn cười hi hi.

Phòng văn nghệ những hàng ghế đã đầy người. Thọ mừng rỡ nghe tiếng gọi của Nguyễn ngọc My, mụ nhào tới nhóm PCT đấu hót một hồi và vội từ giã đi dành ghế với nhóm PTG. Giờ Việt nam là giờ cao su, chương trình bắt đầu trễ hơn nửa tiếng.

Sau khi PTG vào tiết mục kế tiếp, MC Huyền Linh giới thiệu nhạc sĩ Nhật Ngân với lời quảng cáo CD và vụ bán chuyền tay có vẻ ăn khách. Thọ nói với A37:

---Chút nữa em lên hát, tiện thể em muốn giới thiệu sơ về chuyện triển lãm bán tranh giúp cô nhi viện, vì ngày mai sẽ không đông đảo như hôm nay. Anh nghĩ sao?

---Em nên nói qua với ban tổ chức.

Thọ luồn lách qua hàng ghế, tiến tới gần Bs. Hào:

---Chào anh Hào, tôi là Khánh Thọ từ Pháp qua.

---Chào chị Khánh Thọ.

---Chút nữa khi tôi lên hát, tôi có thể...

Bs Hào ngắt lời:

---Chương trình dài quá nên phải cắt PTG, chị có thể hát sau vào cuối chương trình, PTG sẽ trở lại.

---Không phải chuyện hát, tôi muốn xin phép được nói sơ qua về chuyện bán tranh giúp cô nhi viện.

---Mỗi chương trình có ngày gi ờ riêng chị à, triển lãm văn hóa nghệ thuật vào ngày mai.

Thọ đang thắc mắc về câu nói <chị có thể hát vào cuối chương trình> thì đám đàn em xinh như mộng...Nhạn, Thúy, Lan, Châu... nhao nhao:

---Chị Thọ sắp lên hát chưa?

---Chị cũng không biết nữa, có lẻ còn hai bài nữa.

Đàn em sốt sắng:

---Để tụi em hỏi Huyền Linh.

Một phút sau, đàn em khều vai Thọ, giọng khích động như người bị giự t hụi:

---Chị Thọ ơi, chương trình dài nên họ cắt PTG rồi, rứa là họ bỏ bài chị rồi.

Mụ Thọ chưng hửng, nghĩ thầm: <Ủa! họ bỏ hồi nào hé!? Sao không ai báo trước với mình hé!? Hèn chi hồi nảy mình không hiểu nổi l ờ i của Bs Hào>.

Những tiếng chắc lưỡi tiếc nuối và vài lời an ủi. Mụ vui vui cảm động về tình cảm nồng nàn của đàn em PTG dành cho mụ.

A37 nói nhỏ:

---Hồi sáng em than giọng em khan, khỏi hát đâu có sao em!

Mụ Thọ ra về trước khi chương trình văn nghệ chấm dứt vì nhà xa, ngày mai còn phải dậy 6 g sáng lo vụ triển lãm.

 

Triển lãm văn hóa nghệ thuật

Đồ nghề triển lãm cồng kềnh khiêng vào lầu 3 Westin Hotel khoảng hơn 9 g sáng. Độ 10 người có mặt, Thọ là người thứ ba ghi danh giới thiệu tác phẩm. Chị Thanh Hà trong ban tổ chức tiếp đón vui vẻ. Thọ dành chỗ cho cô giáo Mộng Hoàn vì khoái được gần cô. Càng vui hơn đượ c gần gũi với dân PCT Phù chí Phát. Nhóm ôn ni chịu chơi, free CD cho thiên hạ có cơ hội biết mặt tài nghệ dân PCT.

Trên giấy ghi chương trình Thuyết trình và Hội Thảo đúng 10:00am nhưng số người chao ơi ít ỏi, nên <chờ đợi> là hai chữ hợp lý cho đến 11 giờ mới khởi sự .

Dạo qua dạo về ngắm gian hàng của người khác và bắt chuyện làm quen cho đỡ sốt ruột. Nguyễn xuân Thiệp với nhiều tác phẩm. Thi sĩ Nguyễn hữu Lý từ Dallas. Hoa Nguyên Sinh từ Atlanta với nhiều thi họa và nghệ phẩm về đạo Phật. Thi sĩ Lê Hân. Ly Ly với nghệ thuật cắm hoa. Phan thanh Sơn vớ i CD nhạc.

Họa sĩ Vũ Hối tới từ DC. Thọ g ợ i nh ớ kỷ niệm hồi nhỏ trong phòng khách nhà Thọ treo bức tranh<Thu vàng> của họa sĩ tặng cho Ba Thọ, đã làm nhỏ Thọ ao ước đượ c trở thành họa sĩ. Không ngờ 40 năm sau chú Vũ Hối mời Thọ một ngày nào đó hai chú cháu sẽ triển lãm chung.

Gian hàng cô Mộng Hoàn trình bày tranh điêu khắc được bọn học trò cũ nồng nàn thăm viếng.

Gian hàng Thọ được thiên hạ xem tranh và ...mượn phông chụp hình.

Nhiều lần mấy ôn mấy mụ nhìn trộm A37 và thầm thì hỏi Thọ:

---Ngưu Lang từ Việt nam qua đó à?

Thọ hạ thấp giọng:

---Bye Ngưu Lang rồi!

---Ủa! Đọc < Chức Nữ về làng> thắm thiết lắm mà! Sao vậy?

---Tại xung đột tư tưởng Âu Á.

Thọ mừng rỡ nhận diện ôn Ngân vì làn da đen rắn rỏi của ôn nổi bật. Gặp ôn mụ hỏi ngay CD lưu niệm PCT 30 năm xa xứ .

Ôn Tùng từ Đức tới tình cờ khám phá ra bà con làm Thọ cảm thấy vui vui.

Cho dù thiếu hụt quan khách trầm trọng, nhưng may thay nhữ ng cuộc gặp gỡ vô cùng hào hứng.

Thọ đang ngồi ở gian hàng bán sách với nhóm PTG thì cô Mộng Hoàn ngoắc tay chỉ vào một người đàn ông dáng dấp cao ráo, da trắng. Thì ra Paul, cựu học sinh PCT, người tình cũ sau ngày chộn rộn mất nước, mụ suýt được ôn nâng khăn sửa túi nếu hồi đó tòa lãnh sự Pháp không làm khó dễ. Lạ quá 30 năm xa cách nhưng ôn không già theo tuổi, có lẻ vì ôn vô tư và ôn thành công trên xứ Mỹ. Siết chặt vai nhau mừng giây phút hội ngộ, Thọ lên tiếng:

---Paul chỉ hơi mập chút xíu, không thấy thay đổi.

Ôn không nói gì, tia mắt ôn dường như chua xót chia buồn, ngụ ý:< Thọ không giống 30 năm về trước!>.

Ôn ngắm tranh và giọng lơ lớ chậm rãi:

--- Ở Houston rất khó bán tranh. Paul có quen cặp vợ chồng người Pháp qua đây bán tranh nhưng thất bại, hai năm sau phải trở về Pháp.

Paul đang kể về chuyến đi Việt nam thì A37 trở lại với mấy ổ mì thịt trên tay. Ôn nói:

---Em muốn gặm bánh mì hay muốn đi Thiên Phú tùy em.

Sau màn giới thiệu tân cựu boyfriend, Thọ đứng giữa cặp tay hai ôn chụp hình như câu chuyện Ông Táo. Gần 1 giờ trưa những nhà trí thức lỗi lạc vẫn tiếp tục thuyết trình những đề tài hấp dẫn, tiếc thay số người càng lúc càng thưa thớt vì bao tử xúi dục thính giác nghỉ xả hơi. Dự định lên bục dùng microphone để tự giới thiệu không còn cần thiết, A37 chở Thọ tới Thiên Phú sau 45 phút bị nạn kẹt xe.

Nhà hàng Thiên Phú tọa lạc trong một khu có nhiều nhà hàng Việt nam. Căn phòng rộng l ớ n chật ních ngườ i ngồi. Thì ra bạn bè liên trường hẹn hò gặp mặt nơi đây. Huyền Linh ngoắc Thọ vào bàn đã đặt chỗ trước cho nhóm bạn PTG. Đồ ăn dồi dào và ca nhạc tình nguyện tạo không khí tưng bừng sôi động. Hèn chi phòng triển lãm bị ế!

Thọ trở lại phòng tranh lúc 3 giờ . Một số gian hàng đã thu dọn chiến trường mặc dù chương trình dự định chấm dứt lúc 5 g. Trên bàn còn đầy ắp thơ sách CD nhưng nhiều chủ nhân chuồn đâu mất tiêu!?. Không khí vắng vẻ buồn như chiều tan chợ , chỉ có cô Mộng Hoàn dường như cung tài lộc chiếu sáng nên mặt mày tươi tỉnh. Cô nói:

---Hồi nảy có người muốn mua hai bức tranh của em nhưng em không dặn nên cô không dám bán dùm.

Mụ Thọ than thầm:<Mấy mươi năm qua tính nết mình vẫn không thay đổi! Hồi trẻ thì thường trốn học đi chơi, đến già cũng còn ham dzui không lo bán hàng cũng dọt đich ơi!>

Niềm hy vọng mong manh họ sẽ trở lại hoặc thông tin theo điện thoại từ từ tàn lụi theo cây kim đồng hồ nhích tới 4.30.

Vẩn vơ đi dạo và tán dóc với vài người, làm quen và được nhạc sĩ Phan thanh Sơ n tặng 4 CD nhạc tình ướt át: <Yêu đương, Đêm thâu, Những tình khúc chia xa, Phai phôi>.

Bỗng cô Mộng Hoàn tiến tới một ôn ngồi cô đơn ở hàng ghế chót. Giọng Huế ngọt lịm của cô nghe mát rượi:

---Thảo ơi, em coi thử thích bức tranh nào của Khánh Thọ, mua giúp cô nhi viện dùm đi em!

Thọ chợt nhớ Bùi Thảo, người đã chơi đẹp tặng $10,000 dù thua cuộc đấu giá tranh cô Mộng Hoàn năm ngoái ở San José.

Cậu học trò ngoan ngoãn nghe lời cô giáo, đứ ng dậy ngắm tranh và ấp úng:

---Nhà em không có chỗ treo, nhưng để em nghĩ thử coi....

Đánh hơi có mùi business, mụ Thọ lưu loát:

---Tất cả tiền bức tranh ban tổ chức PTG sẽ đại diện gởi cho viện mồ côi mù. Em mua giúp dùm đi em. Không treo thì để dành khi nào có dịp đám cưới hay ăn nhà mới làm quà cũng tiện em à!

Ôn Thảo thở ra có vẻ khó nghĩ. Bỗng mặt ôn sáng lên:

---Được rồi, em mua tặng ban tổ chức.

Tim mụ bán tranh hồi hộp.

Ôn nói tiếp:

---Nhưng em không biết chọn bứ c tranh nào, có lẻ bức Hội An, thôi để em đi hỏi họ.

Một mụ nào đó không quen (cũng không phải bà xã ôn Thảo!) tiến tới nói:

---Chị bớt cho anh Thảo đi chị, 700 được rồi(thay vì $1500!). Anh Thảo có lòng thương người ưa làm việc thiện, ai bán chi ảnh cũng mua giúp, tội nghiệp ảnh!

Thọ cười cười:

---Những đứa trẻ mồ côi mù còn tội nghiệp hơn anh Thảo!

5 giờ đang thu dọn đồ nghề ra xe thì một mụ lạ mặt tiến tới, giọng hớn hở :

---Chị dọn qua phòng dạ tiệc triển lãm có lý hơn. Bên đó đông lắm!

Trái tim mụ bán tranh bỗng đập nhanh. Mụ hấp tấp qua phòng dạ tiệc dọ thám tình hình nhưng ban tổ chức không đồng ý vì lý do đông đảo người qua lại. Mụ thở dài thầm nghĩ:

< Thành công của văn sĩ, ca sĩ, họa sĩ hay thuyết trình gia...đi liền với đám đông. Nếu không có đám đông thì tài năng của họ vô nghĩa! >.

Sau khi tranh được chất vào xe, mụ Thọ vẫn còn chút hy vọng về lời của ôn Thảo. Mụ nói với A37:

---Chút nữ a nếu Thảo chịu mua tranh thì anh chịu khó xuống xe lấy dùm em nghen!

 

Phòng Dạ tiệc

Phần đông đàn ông diện complet và thắt khô mực. Những khuôn mặt về chiều biểu lộ hào quang hớn hở được gặp bạn bè, đã làm cho quí ôn dường như trẻ lại. Quí mụ hôm nay đặc biệt khởi sắc như những bông hoa tô điểm sương mai lóng lánh dưới ánh mặt trời. 99% maquiller khéo léo che phủ làn da héo úa phôi pha theo ngày tháng. Giày cao gót tạo dáng dấp kiêu sa trong những tà áo dài tha thướt hay những bộ đồ đầm đúng mode sang trọng, chao ơi quí mụ đã làm cho tâm hồn quí ôn ngây ngất! Tài tử giai nhân lượn qua lượn về ngắm nhau, cho dù không quen biết nhưng được nhìn người x ứ mình cũng đủ dzui rồi! Hình như ta mang ảo tưởng ta đang còn ở đất nước Việt nam thân yêu.

Mụ bán tranh thấy Thảo đứng với ban soát vé, mụ cười cầu tài. Thảo hỏi:

---Chị bàn số mấy?

---Chị bàn 22.

---Chút nữa em gặp chị.

Thọ quay qua nói nhỏ v ớ i A37:

---Hy vọng mong manh! Em nghĩ ban tổ chức sẽ từ chối vì chỉ có một bức tranh thì ai nhận!?

Những bàn tròn trong gian phòng ăn rộng thênh thang đầy kín hơn 800 người tham dự . Nguyễn ngọc Túy linh động trong vai trò MC. Các em nhỏ với những màn vũ dễ thương. Ca sĩ điêu luyện. Thiên hạ sôi nổi kéo nhau ra sàn nhảy không còn chỗ trống. Mụ Thọ hài lòng gặp lại bạn bè cũ và làm quen một số bạn bè mới, nhưng hơi buồn chút xíu vì mụ không bán được bức tranh nào giúp trẻ em mồ côi mù.

Chợt nhớ tới dòng chữ mụ viết quảng cáo kèm với tấm hình bọn trẻ tàn tật: < Những gì không cho thì sẽ mất!>, mụ bùi ngùi than thầm:

---Mình muốn cho nhưng có cho được đâu!

Mụ chợt nhớ lời cô Mộng Hoàn trước ngày dự Đại Hội;

---Nếu bán không được cũng không sao, coi như là dịp quảng cáo <lý tưởng>của mình với bà con thưởng ngoạn.

Mụ Thọ bỗng hân hoan chuẩn bị cho lần triển lãm vào tháng tới.

LÊ KHÁNH THỌ
6/6/06 Houston