Tường
Trình Về Đaị Hội Kỳ 3-Seattle, Wasington
(Nguyễn
Bích Liên)
(Slideshow)
Bên
Lề Đại Hội
Sau buổi Picnic hôm thứ bảy, chúng tôi kéo nhau
về nhà Huy. Trịnh Bằng Phi cho xe chạy quanh
những con đường dốc mà tôi tưởng như quen thuộc,
bởi hình dung những con dốc của thành phố sương
mù Đà Lạt. Căn nhà xinh xắn của Huy Ngọc nằm
ở một vị trí khá đẹp và thơ mộng. Từ phía đối
diện nhà Huy, đứng trên con dốc nhìn xuống,
tôi hết sức ngạc nhiên bởi không thể tưởng tượng
lại có một phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt
vời như vậy đang ở trước mặt tôi.
Ở nhà Huy hôm đó có các bạn nhỏ Thúy Lê, Kim
Nguyên, Oanh Oanh, Thanh Hương, Bích Ngọc “hội
nghị bàn tròn” chuyện phiếm trời trăng
mây nước, rồi thưởng thức tài nghệ pha chế cocktail
rất hấp dẫn của Huy mà tôi tưởng là sữa, uống
vô một ngụm nồng mùi rượu làm mấy cô bạn nhỏ
cười, “Sữa cocktail có pha rượu mà Huy làm
bộ nói sữa đó, chị tưởng sữa thiệt à.”
Thầy Dũng, anh Ký, anh Gia Hùng, Huy, Phi ngồi
bàn bên cạnh tán gẫu và nhậu lai rai. Thúy Lê
từ chối đề nghị ngồi chung một bàn cho vui vì
làm biếng dời chỗ, nên làm bộ nói “thôi
để những người trẻ ngồi riêng vui hơn”,
vậy là tôi tự nhiên được coi như còn trẻ và
được các bạn nhỏ mới quen quan tâm hỏi han một
chút về gia cảnh của mình.
Sau đó thì tập dợt văn nghệ và tới hẹn lại lên
nhà Cương. Ăn uống xong, tôi lại ngồi chung
với các bạn nhỏ cùng hát Karaoke. Nhóm bên Thầy
Dũng gồm có Thầy, chị Hạnh, chị Ái Cầm, anh
Hạp, anh Ký, anh Gia Hùng, Huy, Cương. Bọn tôi
ngồi hát bên nầy, lâu lâu lại nghe các anh chị
cười rộ lên, thì ra là chị Ái Cầm đang kể chuyện
tiếu lâm. Không biết chuyện tiếu lâm ở đâu ra
mà chị kể từ ngoài Picnic về tới nhà cũng chưa
hết.
Cương Hồng, Huy Ngọc, Kim Nguyên, Oanh Oanh,
Thúy Lê, Thanh Hương và tôi thay phiên nhau
hát Karaoke từ chiều cho đến tối vẫn còn hát.
Chị Thúy và chị Hoàng Sa cũng tham gia. Thầy
Dũng chị Hạnh nghe chuyện tiếu lâm cười đã đời
rồi cũng hát, anh Gia Hùng cũng trổ tài, anh
Hạp thì tìm cho được bài tủ của anh, bài “ Trở
Về ” của nhạc sĩ Châu Kỳ. Có cả Má của Hồng
Ngọc, chị hát những bản nhạc tiền chiến rất
hay. Phi chồng Thanh Hương thì nhiệt tình lăng
xăng chụp hình và quay phim. Cả nhà rộn vang
tiếng cười vui hát hò kéo dài tới khuya.
Tôi muốn nói một chút về cháu Võ Lưu Vi (Tiffany),
ái nữ của Cương và Bích Hồng, cháu ngoại của
Ông Bà Lưu Lâm. Năm nay Tiffany mười chín tuổi,
là sinh viên năm thứ 2, của trường Đại Học University
of Washington, là một học sinh ưu tú. Ngoài
thành tích xuất sắc trong học tập, Tiffany còn
là một tay đàn Piano tài giỏi. Tiffany đã học
đàn Piano từ năm bảy tuổi và chuyên tâm tập
luyện trong suốt mười hai năm, có thể nói trình
độ âm nhạc của Tiffany khá chuyên nghiệp và
độc đáo. Cũng có thể dựa vào những bản nhạc
nổi tiếng mà Tiffany yêu thích để đánh giá cháu
về khả năng thưởng thức âm nhạc. Tiffany chỉ
nghe qua những bản nhạc và tự hình dung ra những
nốt nhạc để đàn rất chính xác từng nhịp phách.
Hai bàn tay Tiffany nhẹ nhàng, thoăn thoắt lướt
trên phím đàn một cách tài tình để thực hiện
một lúc năm bản nhạc: Ngậm Ngùi của
Phạm Duy, Suối Mơ của Văn Cao, Phôi
Pha của Trịnh Công Sơn, Yêu của
Văn Phụng, Tôi Với Trời Bơ Vơ của Tùng
Giang rất xuất sắc, khiến những người có mặt
hôm đó ngạc nhiên và thán phục. Điều làm tôi
thực sự cảm động là vẻ dịu dàng, hiền hòa của
cô bé được sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng Tiffany
có vẻ nhu mì rất là Việt Nam. Tiffany tỏ ra
vui thích và hài lòng vì đã cống hiến cho những
người thân, quen của Ba Mẹ mình những bản nhạc
hay mà mọi người ưa chuộng. Khi đàn xong những
bản nhạc, với cử chỉ thương yêu Tiffany bẽn
lẽn, trìu mến ôm hôn mẹ cháu thật dễ thương
khiến tôi càng thêm ngưỡng mộ
Tối
hôm đó chúng tôi ở lại nhà của vợ chồng Phi
và Thanh Hương. Sáng chủ nhật thức dậy sớm cảm
thấy vui vui rồi bất chợt nghêu ngao câu hát:
“Có con kiến vàng ngồi trên hòn đá nhỏ.
Anh thích nàng anh quyết chí anh theo”
của chị Chu Kim Oanh, trong tâm trạng hân hoan
với dư âm niềm vui còn đọng lại. Phi giới thiệu
trường Đại Học Washington đẹp lắm và rủ chúng
tôi qua bên đó chụp hình. Vậy là chúng tôi tháp
tùng theo Phi và Thanh Hương tham quan University
of Washington mà người ta quen gọi tắt là UW
rất gần nhà Thanh Hương, đi bộ qua một dãy phố
nhỏ là đến. Phi và Thanh Hương từng là những
sinh viên theo học trong nhiều năm và đã tốt
nghiệp ở trường nầy, nên hướng dẫn chúng tôi
tham quan và thuyết minh cho chúng tôi biết
vài nơi trong trường.
|
|
|
|
Trường UW được thành lập từ năm 1861 với diện
tích rất rộng có đến 643 mẫu. Là trường Đại
Học được xây dựng lâu đời nhất tại vùng Tây
Bắc Hoa Kỳ, và là một trong những trường Đại
Học nổi tiếng ở Mỹ. Trường có hơn 46,000 cựu
sinh viên đã tốt nghiệp và hàng năm có khoảng
2,500 sinh viên đăng ký chương trình cử nhân.
Băng qua khu trung tâm quảng trường rộng lớn,
nơi đặt bức tượng bằng đồng của George Washington,
vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ, là đến công
trường đỏ nơi mà nền được lát toàn bằng những
viên gạch màu đỏ rất kỳ công. Hồ phun nước mang
tên Drumheller, do gia đình Drumheller hiến
tặng vào năm 1961 nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm
ngày thành lập trường. Từ bốn phía chung quanh
hồ phun nước là những vườn hoa hồng với những
cánh hoa nhiều màu rực rỡ đẹp đến kinh ngạc
tỏa ngát hương thơm. Dọc theo hai bên những
lối đi rải rác những cây Cherry và cây Maple
mà thân cây cao to che rợp bóng mát, đã có từ
hơn một trăm năm trước. Những tòa nhà hội trường,
phòng học được xây dựng theo lối kiến trúc cổ
điển của Pháp và La Mã trước thế kỷ 19 rất nguy
nga đồ sộ. Sau nầy một vài nơi được cải thiện
theo lối kiến trúc mới… Còn rất nhiều nơi nữa
nhưng chúng tôi không có thời gian để đi, nếu
đi hết cả trường chắc phải mất vài ngày.
Đêm cuối cùng ở lại nhà chị Thúy. Chị ưu tiên
cho tôi thế chỗ chồng chị trên chiếc giường
nệm êm ái, trong căn phòng ngủ rộng rãi xinh
xắn của chị đánh một giấc ngon lành tới gần
sáu giờ rưỡi sáng chị mới thức tôi dậy. Tôi
nhanh nhẹn chuẩn bị xong, rồi vội vàng từ giã
chị hẹn ngày gặp lại, và cảm động khi nghe chị
nói “Ừ, mình có duyên với nhau mà”,
mà cho đến bây giờ nhớ lại vẫn còn chút cảm
xúc trong lòng. Cháu Nam con trai chị Thúy đưa
chúng tôi ra phi trường. Lúc ngồi nơi phòng
đợi, tôi cảm thấy vui trong ý nghĩ mình vẫn
đang còn ở thành phố Seattle. Cho đến khi máy
bay cất cánh, qua khung cửa sổ, nhìn hình ảnh
những mái nhà và cây cối bên dưới dần thu nhỏ
lại, tôi mới thầm nghĩ - Từ giã Seattle,
biết đến khi nào mới có dịp trở lại.
Về đến phi trường San Jose, vừa ra chỗ phòng
đợi tôi đã thấy Ngọc, con gái tôi đưa cao tay
vẫy gọi mẹ đằng xa, rồi đi nhanh về phía tôi.
Câu đầu tiên mà con gái tôi hỏi là:
- Răng mẹ, mẹ hát được không? Tôi cười
cầu hòa chưa kịp trả lời thì Ngọc đã nhanh nhẩu
hiểu ra, vui vẻ nói ngay:
- Đó, con nói mà, con sợ mẹ bị run, mà vui
không mẹ?
-Vui lắm con. Ngọc hài lòng vòng tay
ôm tôi:
-Nhưng mà không sao mẹ, vui là được rồi.
Có vậy mới biết, dù đã lớn tuổi nhưng tôi vẫn
còn rất là… học trò trong cái dạn dĩ giới hạn
của mình. Tôi đã điều đình với Phi và Huy để
cắt đoạn phim và hình tôi lên hát. Phi thì nói
an ủi:
-Thôi cứ để vậy không sao đâu chị, không
ai để ý chị hát bị quên lời đâu. Còn Huy
thì cười:
-Không, ai mà có hình là em đăng lên hết.
Cứ y như là hai người cùng “hát bè”
để hù chọc tôi. Cũng may mà tôi không bị Thầy
Dũng “gõ” vì cái tội…..không thuộc
bài.
Để kết thúc bài viết nầy, tôi muốn một lần nữa
cảm ơn Ba Mẹ Hồng- Ngọc, Thầy Dũng chị Hạnh,
chị Thúy anh A, Cương Hồng, Huy Ngọc, đã tiếp
đãi nhiệt tình để chúng tôi có được một buổi
tối ăn uống hát hò vui vẻ trong không khí gia
đình thân thiết. Câu chuyện trong ba ngày họp
mặt và bên lề đại hội, đều ghi dấu kỷ niệm tình
nghĩa thầy trò bạn bè một thời cùng nhau chung
một mái trường. Tôi muốn nói, tất cả các anh
chị và các bạn, những người đã quen biết và
những người mới quen, đều đã cho tôi rất nhiều
kỷ niệm, nên tôi muốn ghi lại những dòng thương
mến nầy gởi đến tất cả như món quà lưu niệm
đánh dấu một lần hội ngộ, và để nhắc nhớ như
một kỷ niệm thương mến sau nầy.